Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»4 nhóm thực phẩm tốt cho người viêm tụy

4 nhóm thực phẩm tốt cho người viêm tụy

4 nhóm thực phẩm tốt cho người viêm tụy
Rau củ quả, thịt nạc, cá, sữa ít béo, giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cải thiện sức khỏe, tốt cho người bệnh viêm tụy.

Các enzyme tiêu hóa di chuyển từ tuyến tụy đến ruột non thông qua ống tụy. Nếu enzyme tích tụ trong tuyến tụy gây kích ứng mô tụy dẫn đến viêm tụy, chảy máu và tổn thương tuyến tụy. Khi tuyến tụy bị viêm, cơ thể không thể sản xuất đủ enzyme tiêu hóa giúp hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Theo thời gian, người bệnh có thể bị suy dinh dưỡng hoặc bắt đầu sụt cân.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể làm dịu cơn đau do viêm tụy. Lựa chọn thực phẩm phù hợp góp phần giảm gánh nặng cho tuyến tụy, giúp cơ quan này nghỉ ngơi và nhanh phục hồi. Bác sĩ Khanh khuyến cáo người bệnh viêm tụy nên ưu tiên các thực phẩm dưới đây.

Rau củ quả

Rau lá sẫm màu, quả mọng đỏ, khoai lang, nho, cà rốt... giàu chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp hồi phục sau viêm tụy cấp. Rau củ quả còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón. Chúng ít cholesterol, giàu chất xơ, giảm nguy cơ phát triển sỏi mật hoặc triglyceride cao - yếu tố gây viêm tụy cấp.
Các loại đậu và ngũ cốc

Đậu và các loại ngũ cốc dồi dào chất xơ tốt cho đường ruột. Ngũ cốc chứa protein thực vật có lợi, ít chất béo bão hòa, hỗ trợ giảm gánh nặng cho tuyến tụy. Người bệnh nên ngâm và nấu chín kỹ đậu, tránh thêm nhiều dầu mỡ và gia vị. Ăn một lượng nhỏ, từ từ giúp cơ thể thích ứng dần, tiêu hóa ổn định.

Thịt gia cầm và cá

Thịt gà bỏ da dễ tiêu hóa, nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo, có thể giúp người viêm tụy đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể. Một số loại cá ít chất béo như cá hồi, cá trích góp phần giảm tích tụ mỡ, ngăn ngừa viêm tụy.

Sữa ít béo hoặc không béo

Tuyến tụy xử lý hầu hết chất béo mà cơ thể nạp vào. Ăn nhiều chất béo, tuyến tụy càng phải làm việc nhiều hơn. Thực phẩm nhiều chất béo và đường đơn làm tăng mức triglyceride, tăng chất béo trong máu, giảm nguy cơ cao viêm tụy cấp.

Chất béo kích thích mạnh nhất đối với quá trình tiết dịch tụy. Chế độ ăn ít chất béo làm giải phóng cholecystokinin (loại hormone truyền tín hiệu), giúp giảm co bóp túi mật (chứa mật để nhũ hóa chất béo), giảm tình trạng chậm làm rỗng dạ dày. Từ đó, chúng góp phần kiểm soát triệu chứng như đau, buồn nôn, nôn... ở người bệnh viêm tụy. Người bệnh không nên ăn nhiều chất béo ngay cả là chất béo không bão hòa có trong thực vật như dầu ô liu, quả bơ.

Bên cạnh lựa chọn thực phẩm, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống như ăn 6-8 bữa nhỏ mỗi ngày, tiêu thụ không quá 30 g chất béo một ngày, loại bỏ chất béo bão hòa. Tránh uống rượu, hút thuốc, uống khoảng hai lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Hạn chế thức ăn cay, nhiều gia vị, chất béo, đường... để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Tiến sĩ Khanh lưu ý người bệnh viêm tụy có thể tái phát nếu không ăn uống, điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học. Khi có các triệu chứng nghi ngờ như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, vàng da, người bệnh nên đi khám để điều trị kịp thời. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thường chỉ định một số xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ)... giúp phát hiện bệnh và điều trị phù hợp.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan