Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»5 biến chứng thường gặp do cúm

5 biến chứng thường gặp do cúm

5 biến chứng thường gặp do cúm
Bệnh cúm mùa thường nhẹ, song có thể biến chứng nặng ở người bệnh nền, trẻ em, thai phụ như gây viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, khuyến cáo như trên trong bối cảnh thời tiết miền Bắc giao mùa, bệnh đường hô hấp lây lan nhanh. Đồng thời, toàn quốc cũng ghi nhận số lượng bệnh nhân cúm gia tăng, đặc biệt ở nhóm trẻ em và một ca tử vong ở Bình Định. Bệnh cúm lây lan nhanh, có khả năng biến chứng khi không được điều trị đúng.

Viêm phổi

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, virus cúm có rất nhiều chủng, được phân loại thành ba type gồm A, B và C. Trong đó, chủng cúm A đang lưu hành trên toàn cầu là A/H1N1 và A/H3N2, xen kẽ nhau hoặc một trong hai type chiếm ưu thế tùy theo vị trí địa lý. Virus cúm B biến đổi chậm hơn, chỉ có một type và thường không gây vụ dịch lớn. Virus cúm C gây ra bệnh với triệu chứng lâm sàng không điển hình và các vụ dịch nhỏ ở địa phương.

Cúm và viêm phổi là "cặp đôi" liên quan mật thiết với nhau. Nhiễm cúm khiến niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, thuận lợi cho tác nhân gây bệnh khác xâm nhập và gây viêm phổi. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.

Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), từ năm 2010 đến 2020, mỗi năm thế giới có khoảng 9-45 triệu ca cúm, khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi.
Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với tình trạng nhiễm trùng, dẫn tới tấn công ngược lại toàn cơ thể, gây tổn thương các cơ quan. Biến chứng này không phổ biến, song diễn biến nhanh và nặng nề, đe dọa tính mạng người mắc.

Ở người có bệnh nền như hen suyễn, tiểu đường, tim mạch phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm có thể đưa đến đợt cấp với mức độ nghiêm trọng hơn. Ví dụ, cúm gây ra các đợt hen cấp, hoặc tăng nặng tình trạng bệnh tim.

Suy hô hấp

Hội chứng suy hô hấp cấp tính là biến chứng nặng khi nhiễm trùng cúm. Virus gây tổn thương hàng rào nội mô, rò rỉ chất lỏng vào phế nang và gây ra suy hô hấp. Tình trạng này kéo dài gây ra khó thở, thở rít, tăng nguy cơ nhập viện, thở máy, nguy cơ tử vong cao. Hồi tháng 9, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiếp nhận bé trai 4 tuổi mắc cúm A/H1N1 nguy kịch do viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển, phải hỗ trợ hô hấp tích cực.

Viêm cơ tim

Viêm cơ tim hiếm gặp hơn song có khả năng gây tử vong cao. Theo thông tin của tạp chí khoa học Sience Direct, tỷ lệ viêm cơ tim bùng phát do cúm mùa khoảng 1-11%, trong đó A/H1N1 chiếm khoảng 13%. Tỷ lệ viêm cơ tim bùng phát do cúm mùa chiếm khoảng 10% trong số các ca viêm cơ tim.

Viêm tai giữa ở trẻ

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh. Vòi nhĩ ngắn hơn, có cấu trúc nằm ngang khiến vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào tai giữa. Các ống này cũng hẹp hơn nên dễ bị tắc. Khi virus cúm gây viêm mô mũi, đồng thời có khuynh hướng di chuyển vào tai giữa qua vòi nhĩ, gây viêm tai giữa cho trẻ.

Người lớn tiêm vaccine cúm tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh
Người lớn tiêm vaccine cúm tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh

Cách phòng bệnh

Theo bác sĩ Chính, bệnh cúm dễ lây lan qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Virus này cũng tồn tại 24-48 giờ trên các bề mặt đồ dùng, ly nước uống, bàn chải đánh răng...

Để phòng bệnh cúm, người dân cần tránh tiếp xúc với người nhiễm và nghi nhiễm bằng các biện pháp như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng khi ho, hắt hơi và thường xuyên vệ sinh cá nhân, lau chùi nơi ở, lớp học, trường học, phòng làm việc.

Ngoài ra, một số chủng cúm đặc biệt có nguồn gốc từ gia cầm, động vật. Do đó, gia súc, gia cầm nhiễm bệnh hoặc không rõ nguồn gốc cần được tiêu hủy, không không giết mổ, mua bán, vận chuyển. Nếu con vật ốm, chết, người dân cần báo ngay cho chính quyền địa phương. Mọi người cần ăn chín, uống sôi, ăn đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động để giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Hiện Việt Nam đang có các loại vaccine phòng bốn chủng cúm gồm A/H3N2, A/H1N1, B/Yamagata, B/Victoria dành cho trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn. Người dân nên tiêm chủng đều đặn hàng năm nhằm tăng miễn dịch.

Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi tiêm hai mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần. Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn tiêm một mũi và nhắc lại hằng năm.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan