Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»8 dấu hiệu sắp sinh

8 dấu hiệu sắp sinh

8 dấu hiệu sắp sinh
Xuất hiện những cơn chuột rút thường xuyên, cảm giác nặng ở bụng dưới khiến việc di chuyển sẽ khó khăn... là những dấu hiệu báo thai phụ sắp "khai hoa nở nhụy".

BS.CKI Lê Thị Kim Ngân, Trưởng khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chia sẻ thông thường quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là đến ngày sinh nở. Tuy nhiên, chuyển dạ thường rất khó theo kế hoạch. Mẹ bầu dự sinh dịp Tết cần theo dõi dấu hiệu báo hiệu sắp sinh để kịp thời đến cơ sở y tế.

Sa bụng dưới: Bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khu vực xương chậu của người mẹ để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước vài tuần hoặc vài giờ trước khi cuộc sinh thật diễn ra. Đầu của thai nhi sẽ chèn ép lên bàng quang, khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn giống như 3 tháng đầu thai kỳ. Đồng thời có cảm giác nặng ở bụng dưới nhiều hơn khiến việc di chuyển sẽ khó khăn, nặng nề hơn.

Cơn gò tử cung chuyển dạ: Xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ với cường độ, tần suất tăng dần, mẹ bầu thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn và không giảm mặc dù đã thay đổi tư thế. Các cơn gò có thể diễn ra liên tục, đều đặn với tần suất khoảng 5-10 phút xuất hiện một cơn, kéo dài khoảng 30-60 giây, tăng dần lên 2-3 phút.

Vỡ ối: Là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất. Bình thường thai nhi phát triển trong một túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối, khi túi ối vỡ nghĩa là em bé chuẩn bị chào đời. Cảm giác vỡ ối ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, có mẹ bầu cảm giác có dòng nước chảy nhanh, mạnh từ đường âm đạo mà không hề đau đớn, có mẹ chỉ thấy nước chảy dòng nhỏ, chầm chậm xuống dưới chân. Điều quan trọng là mẹ bầu cần phân biệt nước ối với nước tiểu.

Bác sĩ Kim Ngân cho biết, tùy vào tình trạng thai kỳ mà lượng nước ối có thể chảy nhiều hoặc ít, chảy thành dòng hoặc nhỏ từng giọt, có màu trong suốt hoặc vàng nhạt. Khi vỡ ối, mẹ bầu và gia đình nên ghi lại thời gian vỡ ối, lượng nước ối, màu sắc, đưa mẹ bầu đến ngay cơ sở y tế.
Cổ tử cung giãn nở: Vào những tuần cuối thai kỳ đoạn dưới của tử cung sẽ giãn ra và mỏng dần để chuẩn bị cho cuộc sinh. Tốc độ xóa mở tử cung khác nhau ở mỗi mẹ bầu, tuy nhiên cổ tử cung phải mở đến 10 cm mới được xem là thuận lợi cho cuộc sinh. Khi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đánh giá, theo dõi độ xóa mở của cổ tử cung thông qua việc khám âm đạo.

Mất nút nhầy: Nút nhầy là một khối chất nhầy dày nằm ở lỗ cổ tử cung, hoạt động như hàng rào chắn vi khuẩn, virus, các nguồn lây nhiễm khác đi vào tử cung. Vào khoảng tuần thứ 37-40 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết chất nhầy màu hồng hoặc hơi đỏ, đây chính là hiện tượng mất nút nhầy để "dọn đường" cho em bé chào đời.

Tuy nhiên, bác sĩ Kim Ngân khuyến cáo, nếu nhận thấy dịch nhầy chứa nhiều máu gần giống như máu kinh, đó có thể là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.

Chuột rút, đau thắt lưng: Gần đến cuộc sinh, mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, tình trạng đau mỏi hai bên háng, vùng lưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu mẹ bầu mang thai lần đầu thì các cơ khớp ở vùng xương chậu, tử cung sẽ bị giãn và kéo căng ra để chuẩn bị cho thai nhi chào đời.

Giãn khớp: Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin giúp các dây chằng của mẹ trở nên mềm và giãn hơn. Khi bước vào những tuần cuối thai kỳ, khớp xương trở nên linh hoạt hơn, giúp xương chậu mở rộng hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sinh. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Gần đến giai đoạn "về đích", bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu cách tính thời gian cơn gò báo chuyển dạ. Ngoài ra, nếu có những dấu hiệu sắp sinh dưới đây, gia đình cần đưa mẹ bầu đến cơ sở y tế sớm.
Cụ thể, mẹ gặp phải các dấu hiệu sinh non như cơn gò xuất hiện trước tuần thứ 37, chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau lưng; vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối, nước ối có màu vàng nâu hoặc xanh lục, dấu hiệu của phân su sẽ gây nguy hiểm nếu trẻ hít hoặc nuốt phải trong khi sinh; chảy máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi (không phải màu nâu hay hồng nhạt); bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt; cảm nhận em bé trong bụng hoạt động ít hơn so với thường ngày; hoa mắt, đau đầu hoặc cơ thể bị sưng phù...

Khi xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh, mẹ bầu cần bình tĩnh. Đầu tiên, mẹ bầu cần khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi và biết chính xác thời điểm cần nhập viện. Tiếp đến, mẹ cố gắng làm quen với cảm giác đau đớn của cơn gò chuyển dạ bởi cơ đau là tích cực và buộc phải có. Sau mỗi lần co thắt, thời điểm chào đời của bé đến gần.

Cuối cùng, cố gắng kiểm soát hơi thở, thả lỏng cơ thể bằng cách thở chầm chậm và nhẹ nhàng, giảm đau đớn, lo âu.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi dự sinh đúng dịp Tết Nguyên đán. Ngoài trang bị kiến thức và các vật dụng cần thiết khi sinh nở, mẹ bầu có thể đăng ký gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để chăm sóc thai kỳ toàn diện.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan