Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Ăn gì, kiêng gì khi bị sỏi thận?

Ăn gì, kiêng gì khi bị sỏi thận?

Ăn gì, kiêng gì khi bị sỏi thận?
Dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vitamin và khoáng chất, hạn chế muối, đường… có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận, ngăn bệnh tiến triển và giảm nguy cơ tái phát.

TS.BS Vũ Lê Chuyên, Giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, dinh dưỡng đúng cách khi được kết hợp với điều trị theo chỉ định của bác sĩ có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh sỏi thận, giảm nguy cơ tái phát và thậm chí là điều trị dứt điểm bệnh.

Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh sỏi thận nên bổ sung hoặc hạn chế trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Thực phẩm nên chọn

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, từ đó, làm giảm sự lắng đọng khoáng chất trong nước tiểu, hạn chế hình thành sỏi thận. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, khoai lang, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh...

Thực phẩm giàu vitamin D và canxi

Nhiều người cho rằng nên kiêng toàn bộ thực phẩm giàu canxi khi bị suy thận. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm. Nếu lượng canxi trong cơ thể thấp, nồng độ oxalat có thể tăng lên, làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Do đó, thực đơn hàng ngày của người bệnh sỏi thận vẫn nên có các thực phẩm chứa canxi như phô mai, sữa chua, các loại hạt, rau có màu xanh đậm. Ngoài ra, để giúp cho việc hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn, người bệnh cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng...
Thực phẩm chứa vitamin B6

Vitamin B6 tham gia vào nhiều chức năng hoạt động của cơ thể, trong đó, có làm giảm khả năng hình thành oxalat. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin này. Do đó, người bệnh cần phải bổ sung thông qua đường ăn uống. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỏ, đậu phộng, đậu nành, bông cải, cà rốt, các loại cá...

Trái cây và thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết, hỗ trợ loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất xơ người bệnh nên thêm vào thực đơn hàng ngày là cần tây, bắp cải, bông cải xanh...

Trái cây không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn giàu vitamin C, nhất là họ cam, quýt, chanh, bưởi... Chúng được chứng minh có thể làm giảm hình thành oxalat, giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành axit trong dịch mật, từ đó, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Nước lọc

Đây là thức uống tốt nhất cho người bệnh sỏi thận. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm loãng nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi. Hơn nữa, uống nhiều nước còn có thể đẩy những viên sỏi có kích thước nhỏ ra khỏi cơ thể. Mỗi ngày, người bệnh nên uống từ 2-2,5 lít nước. Bên cạnh nước lọc tinh khiết, người bệnh cũng có thể uống thêm một số loại nước khác như: nước chanh, nước ép nho, nước ép cam, trà gừng...

Thực phẩm nên hạn chế

Nhằm kiểm soát tốt tình trạng sỏi thận, ngoài những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần kiêng hoặc hạn chế một số thực phẩm khác như:

Muối và đường

Muối là nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận, làm tích tụ các gốc oxalate, tiền đề tạo ra sỏi thận và dễ dẫn đến tình trạng suy thận. Người bệnh không nên ăn quá 3 g muối mỗi ngày. Thói quen ăn nhạt, ít muối giúp cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

Trong khi đó, bánh kẹo và đồ ngọt có hàm lượng đường fructose và sucrose rất cao. Đây cũng là một trong những yếu tố gây ra sỏi thận và dẫn đến bệnh tiểu đường.

Thức ăn giàu đạm

Chất đạm có khả năng làm tích tụ axit uric trong máu, khiến tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại thận, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Mỗi người chỉ nên ăn tối đa 200 g thịt mỗi ngày, ưu tiên thịt nạc, ức gà, hạn chế hải sản, tôm, cua.

Hạn chế thực phẩm nhiều kali

Nồng độ kali trong máu tăng cao sẽ gây áp lực lên thận, làm giảm khả năng đào thải của thận và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây, bơ...

Thực phẩm giàu gốc oxalat

Người bị sỏi thận thường có hàm lượng oxalat cao. Để hạn chế nguy cơ gia tăng sỏi thận, người bệnh cần tránh các thực phẩm giàu oxalat như đậu, củ cải đường, rau cải bó xôi, rau muống.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan