Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ

Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ

Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
Hàng nghìn người Singapore tức giận, dự định có hành động pháp lý, sau khi các mẫu máu cuống rốn của con họ lưu trữ tại công ty Cordlife bị hỏng.

Đây được coi là bê bối tồi tệ nhất của ngành công nghiệp lưu trữ máu cuống rốn của trẻ em, theo Bloomberg. Sự việc làm dấy lên mối lo ngại về một lĩnh vực đang nổi lên trong thời gian gần đây, song hầu như chưa được chứng minh tính hiệu quả.

Nhiều năm qua, các cha mẹ tại Singapore đã trả tiền để lưu trữ dây rốn và máu cuống rốn của trẻ sơ sinh tại cơ sở của tập đoàn y tế Cordlife (phạm vi hoạt động tại Hong Kong, Ma Cao, Indonesia, Philippines và Ấn Độ). Mục tiêu việc này nhằm sử dụng tế bào gốc trong cuống rốn để điều trị nếu con em họ bị bệnh. Máu được lấy từ dây rốn trẻ sơ sinh chứa đầy tế bào gốc, có thể biến thành bất kỳ loại tế bào máu nào. Chúng đặc biệt hữu ích trong việc điều trị một số bệnh ung thư, các bệnh về máu và hàng loạt loại rối loạn miễn dịch.

Đến tháng 1/2024, Bộ Y tế Singapore phát hiện khoảng 2.200 đơn vị máu cuống rốn trong một bể chứa đã bị hư hỏng, ước tính 5.300 đơn vị máu trong bẻ khác "không thể tồn tại được". Nguyên nhân là lượng nitơ lỏng trong các bể chứa không đủ và bình chứa ni tơ không đạt chuẩn, khiến nhiệt độ tăng cao hơn mức bảo quản kể từ tháng 11/2020.

Hôm 17/4, Cordlife đã nộp báo cáo cho sở cảnh sát, cáo buộc các nhân viên (hầu hết đã nghỉ việc) làm sai quy trình. Cựu giám đốc điều hành và 5 thành viên hội đồng quản trị công ty bị bắt vào đầu năm nay vì vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Ba thành viên khác của hội đồng, gồm cả những người đã trình báo cảnh sát, đều hoãn cuộc điều trần với chính quyền.

Tình hình này khiến khách hàng của công ty ở các khu vực khác cảnh giác. Nhiều phụ huynh Hong Kong bày tỏ mối lo ngại trên mạng xã hội. Các phụ huynh tại Singapore thành lập một nhóm để thực hiện hành động pháp lý. Một số người từ chối đề xuất hoàn trả phí các mẫu máu cuống rốn bị hư hỏng của Cordlife, cho rằng điều này không thỏa đáng.

Một phụ huynh được đề nghị bồi thường 5.000 đô la Singapore (3.700 USD) cho biết công ty "không quan tâm và không hối hận vì đã đánh mất thứ quý giá" của con họ.
Dù vậy, nhiều tổ chức y tế không ủng hộ việc sử dụng ngân hàng máu cuống rốn tư nhân. Các công ty tư nhân tính phí chiết xuất máu cuống rốn cộng thêm phí lưu trữ hàng năm. Mẫu máu được dành riêng cho trẻ em và gia đình chúng. Các ngân hàng công nhận chiết và lưu trữ máu cuống rốn miễn phí, nhưng chúng sẽ được sử dụng cho bất kỳ ai có nhu cầu, không chỉ dành riêng cho trẻ hiến máu.

Cả Học viện Nhi khoa Mỹ và Hiệp hội Y khoa Mỹ không khuyến nghị lưu trữ máu cuống rốn như một hình thức "bảo hiểm sinh học". Họ cho rằng hầu hết trẻ em không cần đến nó, anh chị em chúng chỉ được hưởng lợi khoảng 25% từ dịch vụ này, khiến số tiền phải bỏ ra là quá lớn so với lợi ích. Theo hướng dẫn của hai tổ chức, thường có sẵn các phương pháp điều trị thay thế hiệu quả và ít tốn kém hơn.

Nghiên cứu cho thấy chỉ một trên 400 đến một trên 200.000 trẻ em có cơ hội sử dụng máu cuống rốn đã lưu trữ trong suốt cuộc đời. Tại ngân hàng của Cordlife ở Singapore, chỉ 7 mẫu máu được lấy ra dùng kể từ khi công ty thành lập năm 2001, trong khi hàng chục nghìn gia đình đã tìm đến dịch vụ này. Bộ Y tế Singapore thống kê tỷ lệ sử dụng các ngân hàng máu cuốn rốn tư nhân khác là tương đương.

Sự việc của Cordlife nhấn mạnh sự khó khăn trong việc giám sát ngành này và chi phí điều tra cao khi phát hiện bê bối. Cuộc điều tra bắt đầu khi Bộ Y tế nhận được đơn khiếu nại vào tháng 7/2023 từ một người dân. Giới chức cho biết cần thực hiện thêm nhiều thử nghiệm với các bể chứa khác có đầu dò nhiệt độ đặt sai bị trí.

Các bể chứa 14.000 đơn vị máu cuốn rốn, mỗi đơn vị được một gia đình ký gửi. Theo Bộ Y tế, xét nghiệm ban đầu cho thấy 30 mẫu vẫn còn sử dụng được. Tuy nhiên, cần thêm một năm, thu thập 200 mẫu nữa mới có kết quả mang ý nghĩa thống kê.

Trong khi đó, sự lo lắng vẫn đè nặng lên các bậc cha mẹ đã thanh toán phí trước đó nhằm bảo vệ con họ khỏi những rủi ro y tế trong tương lai.

Cô Tan, hiện lưu trữ hai mẫu máu cuống rốn cho hai con tại Cordlife, bất lực nhìn vụ bê bối diễn ra. "Nó nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi. Ngay cả khi gọi cho họ hàng ngày, tôi cũng không thể làm gì được", cô nói.

Cô đã trả hơn 5.000 đô la Singapore cho việc lưu trữ máu cuống rốn của mỗi con trai sau khi nhìn thấy quảng cáo "một cơ hội, một lựa chọn" của công ty.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan