Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Bé trai suy tim nặng do không điều trị bệnh bẩm sinh

Bé trai suy tim nặng do không điều trị bệnh bẩm sinh

Bé trai suy tim nặng do không điều trị bệnh bẩm sinh
TP HCMBé Toàn, 12 tuổi, từ khi chào đời đã được phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh tím khiến cơ thể tím tái, song không điều trị, hiện suy tim nặng.

Ngày 14/5, BS.CKI Vũ Năng Phúc, Trưởng khoa Tim bẩm sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bệnh tim bẩm sinh tím xảy ra khi quá trình máu lưu thông qua tim và phổi bị bất thường, lượng máu đến phổi ít hơn làm cho máu kém oxy được bơm ra ngoài cơ thể, khiến da trẻ có màu xanh (tím tái).

Như bé Toàn tím tái ngay khi chào đời. Bác sĩ lúc đấy chẩn đoán không lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất. Van động mạch phổi nối giữa tim và phổi không được hình thành, khiến máu không thể chảy từ tâm thất phải đến phổi. Tuy nhiên bé không có triệu chứng bất thường ngoài hiện tượng tím tái nên gia đình không điều trị, đến năm 2023 khó thở, ho nhiều, biến chứng suy tim.

Bé vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám vào tháng 3 trong tình trạng tím tái nặng, suy dinh dưỡng, di chuyển bằng xe lăn, chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu) thấp 60% và giảm còn 40% (bình thường hơn 95%).

Theo bác sĩ Phúc, bé mắc bệnh tim bẩm sinh tím với dị tật không lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất type 3. Biểu hiện là động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất 50% thay vì nằm trên tâm thất trái như bình thường. Bé còn bị thông liên thất lớn dưới van động mạch chủ, mạch máu bàng hệ chủ - phổi hẹp khít khiến lưu thông máu lên phổi rất kém chỉ bằng 1/3 so với bình thường.

Bé thiếu oxy kéo dài, dẫn tới thiếu máu cơ tim gây biến chứng suy tim nặng, chức năng co bóp của tim trái giảm còn 15-20%, trong khi ở trẻ bình thường hơn 60%."Biến chứng suy tim trên nền bệnh này hiếm gặp, y văn thế giới chỉ ghi nhận vài trường hợp được báo cáo", bác sĩ Phúc nói, thêm rằng bệnh nhi có thể đột tử bất cứ lúc nào.

Bác sĩ chuyên khoa Nội tim mạch - Tim bẩm sinh - Ngoại tim mạch thông tim đặt stent nong nhánh mạch máu bàng hệ chủ - phổi cho bệnh nhân. May mắn cơ tim của bé thiếu máu nặng nhưng chưa bị sẹo xơ, còn khả năng phục hồi sau can thiệp.

Trong và sau can thiệp, nhiều nguy cơ có thể xảy ra với bệnh nhi. Đầu tiên là quá trình gây mê làm tăng nguy cơ tụt huyết áp dẫn đến đột tử. Sau khi cân nhắc, bác sĩ Phúc chọn cách can thiệp mà không gây mê toàn thân cho người bệnh (chỉ gây tê tại chỗ) kèm giảm đau mạnh truyền tĩnh mạch. Đồng thời, thao tác can thiệp cần nhanh gọn, chính xác nhằm rút ngắn tối đa thời gian can thiệp.

Tiếp đến là nguy cơ suy tim, phù phổi trong giai đoạn hồi sức. Bác sĩ Phúc lý giải nếu chọn stent kích thước quá nhỏ thì máu lên phổi ít, không cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu oxy trong máu. Ngược lại, stent quá lớn khiến máu lên phổi nhiều, máu trở về tim nhiều khiến tim phải làm việc nhiều hơn gây suy tim cấp, phù phổi. Do đó, việc chọn kích thước stent phù hợp rất quan trọng.

Khi vừa bơm thuốc cản quang để can thiệp, bé Toàn có biểu hiện dị ứng cản quang như phù mặt, sưng mắt. Bác sĩ lập tức hồi sức cho bé. "Lúc này, nếu tiếp tục thông tim, nguy cơ bé bị sốc phản vệ rất cao. Nhưng dừng lại, hầu như không còn cơ hội nào cho bé", bác sĩ Phúc nói. Sau khi cân nhắc kỹ, ê kíp quyết định tiếp tục can thiệp với phương án không dùng thuốc cản quang.

Sau 60 phút, ê kíp đặt được stent kích thước 7 mm vào nhánh mạch máu bàng hệ chủ phổi. Bệnh nhân được theo dõi sát sao tại phòng hồi sức một ngày, không có hiện tượng phù phổi, suy tim. Hai ngày sau, sức khỏe bé Toàn dần ổn định, không còn tím tái hay khó thở, có thể đi lại. Tái khám một tháng cho thấy chức năng co bóp tim cải thiện 50%, dự kiến ổn định trong thời gian tới.

Bác sĩ Phúc cho biết không lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất là dị tật bẩm sinh với tỷ lệ mắc 0,07/1.000 ca sinh sống, chiếm khoảng 2,5% tổng số bệnh tim bẩm sinh. Tiên lượng của bệnh khá xấu, tỷ lệ sống sót mà không phẫu thuật khoảng 50% ở trẻ 1 tuổi và 8% lúc trẻ 10 tuổi. Sau sinh, bé cần được đánh giá toàn diện và lập kế hoạch điều trị sớm. Bệnh có thể cần thông tim/phẫu thuật nhiều lần.

Một số yếu tố rủi ro có liên quan đến nguy cơ trẻ mắc bệnh bao gồm bố hoặc mẹ bị bệnh tim bẩm sinh, người mẹ hút thuốc lá trước hoặc trong lúc mang thai, mẹ uống một số loại thuốc chống chỉ định với thai phụ, đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát, mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi).

Trẻ bị không lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất cần trải qua một hoặc nhiều ca phẫu thuật/thủ thuật để có cuộc sống gần như bình thường. Trẻ cũng cần được theo dõi sức khỏe suốt đời để có phương pháp điều trị phù hợp.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan