Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Bệnh gout nên ăn cá gì?

Bệnh gout nên ăn cá gì?

Bệnh gout nên ăn cá gì?
Người bệnh gout có thể ăn cá rô phi, cá hồng, cá chình; tránh cá ngừ, cá thu, cá mòi... vì chúng chứa nhiều purine, khiến bệnh trở nặng.

Gout là dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra khi axit uric thừa tích tụ trong cơ thể làm hình thành các tinh thể tại khớp. Biểu hiện là đau đột ngột và dữ dội ở các khớp, kèm theo sưng đỏ, khiến hạn chế vận động.

Nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng nhất với người bệnh gout là hạn chế tối đa thực phẩm có hàm lượng purine cao vì chất này phân hủy tạo ra axit uric. Người bệnh nên ăn đủ và cân bằng chất béo, tinh bột, đạm, vitamin và các khoáng chất, nhưng hạn chế loại giàu purine như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật... Chúng có hàm lượng protein cao, dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó gây ra gout.

Cá có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhưng một số cũng chứa nhiều purine và protein nên cần lưu ý.

Cá chứa không quá 100 mg purine trên mỗi khẩu phần 100 g như cá chình Nhật Bản, cá chày, cá cát. Hàm lượng purine trong cá da trơn, cá bơn, cá hồng, cá hồi đại dương và cá rô phi cao hơn một chút nhưng cũng là lựa chọn tốt. Người bệnh gout có thể chiên, nướng, luộc, quay hoặc nướng các loại cá này.

Cá, hải sản có hàm lượng 100-200 mg purine trên 100 g như cá chép, cá tuyết, cá bơn, cá tuyết chấm đen, cá vược biển đen... nên tiêu thụ ở mức vừa phải.

Người bệnh nên hạn chế các loại cá có từ 200 mg purine trở lên trên khẩu phần 100 g. Nhiều loại cá và hải sản có hàm lượng purine cao gồm cua, tôm hùm, cá ngừ, cá trích, cá rô biển, cá thu, cá mòi, sò điệp, cá hồi vịnh hẹp. Nếu ăn nhiều có thể làm bùng phát cơn gout cấp.

Hàm lượng purine có thể khác nhau giữa các loài và theo phương pháp nấu ăn. Luộc, hấp là cách chế biến tốt cho sức khỏe vì không cần dầu, bơ hoặc các chất béo khác, giúp làm giảm hàm lượng purine tổng thể trong món cá, giữ được các chất dinh dưỡng. Ăn cá sống như sushi, có liên quan đến tăng nồng độ axit uric trong máu.
Một nghiên cứu với hơn 700 người của Tổ chức Thấp khớp Mỹ cho thấy tiêu thụ axit béo omega-3 giúp giảm số lượng các đợt bùng phát bệnh gout. Cá cơm, cá trích, cá thu, cá tuyết chấm đen, cá hồi, cá mòi, cá ngừ vây xanh, cá vược sọc... chứa nhiều axit béo omega-3 giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Đây là lý do Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn hai khẩu phần cá mỗi tuần. Tuy nhiên, người bệnh gout nên ăn cá ở mức độ vừa phải.

Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh gout. Người bệnh có thể chung sống với gout bằng các duy trì lượng axit uric trong máu ở mức ổn định, từ đó ngăn bệnh phát triển.

Bỏ thuốc lá, kiêng rượu bia và các chất kích thích, uống nhiều nước hỗ trợ đào thải axit uric thừa từ thận, giảm triệu chứng sưng viêm. Vận động thường xuyên giúp giảm nồng độ axit uric trong máu và phục hồi các khớp linh hoạt sau các cơn đau cấp tính. Giảm căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ có thể ngăn các đợt bùng phát bệnh.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ, khám định kỳ hoặc ngay khi phát hiện bất thường.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan