Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Biến chứng nguy hiểm của táo bón

Biến chứng nguy hiểm của táo bón

Biến chứng nguy hiểm của táo bón
Táo bón kéo dài có thể gây ra biến chứng như khiến trẻ chậm phát triển thể chất, sợ ăn, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm.

Táo bón là tình trạng thường gặp ở tuổi bắt đầu ăn dặm. Lúc này trẻ chuyển từ bú mẹ sang tập ăn nên chưa quen hoặc do chế độ ăn thiếu chất xơ. Khi trẻ đi học, môi trường xa lạ khiến bé sợ đi đại tiện, lâu dần phân bị tích lại, gây táo bón.

BS.CKI Lâm Bội Hy, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết không điều trị táo bón dứt điểm làm tăng nguy cơ viêm ruột, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột, viêm trực tràng... Đây còn là lý do làm tăng nguy cơ biến chứng ở trẻ có bệnh lý mạn tính.

"Chất thải và độc tố không được đào thải ra ngoài, tích tụ bên trong cơ thể khiến trẻ bị nhiễm độc mạn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Bội Hy nói. Bệnh còn khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu ở bụng, chán ăn, mặc cảm, dẫn đến rối loạn tâm lý.
Theo bác sĩ Hy, trẻ được chẩn đoán táo bón khi có các dấu hiệu như đi đại tiện dưới ba lần một tuần. Bé nhịn đi đại tiện, đau đớn và gặp khó khăn khi đi đại tiện, ứ phân trong trực tràng, phân có kích thước lớn.

Như bé An, 3 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói nhiều lần, bác sĩ khám bụng sờ thấy có nhiều phân. Hơn 10 ngày bé chưa đi đại tiện, mẹ cho bé uống thuốc, men tiêu hóa, giã lá diếp cá, luộc rau khoai lang... cho ăn nhưng tình trạng vẫn không giảm.

Sau khám, bé được hỗ trợ bơm hậu môn với natri phosphate giúp kích thích nhu động ruột và làm mềm phân, đi đại tiện dễ dàng hơn. Bé hết đau bụng, không còn nôn ói, ăn uống tốt hơn, xuất viện sau ba ngày. Bác sĩ kê toa thuốc nhuận tràng kết hợp chế độ ăn nhiều chất xơ, hướng dẫn mẹ tập cho bé thói quen đi đại tiện mỗi ngày.

Bác sĩ Bội Hy cho biết khoảng 95% táo bón ở trẻ em do nguyên nhân chức năng, xuất phát từ thói quen không ăn chất xơ, ít uống nước và ít đi đại tiện mỗi ngày. Chỉ có 5% từ nguyên nhân thực thể như bệnh Hirschsprung (phình đại tràng bẩm sinh), dị dạng hậu môn trực tràng, suy giáp, hạ kali, tăng canxi máu, xơ nang, bại não, ngộ độc chì hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị...).

Bác sĩ Bội Hy khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ bị táo bón kéo dài đi khám để được kiểm tra và xác định nguyên nhân chính xác. Nếu trẻ bị ứ phân, bác sĩ chỉ định tháo sổ bằng thuốc bơm hậu môn, sau đó, điều trị duy trì với thuốc nhuận tràng đường uống. Phụ huynh cần cho bé uống liên tục theo toa của bác sĩ, không ngưng thuốc đột ngột vì dễ làm tái phát bệnh. Thời gian điều trị táo bón thường kéo dài 3-6 tháng. Trong một số trường hợp trẻ táo bón do nguyên nhân bất thường bẩm sinh đường tiêu hóa, bệnh nhi được phẫu thuật.

Trẻ cần bổ sung nhiều chất xơ như rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây... để tăng cường sự chuyển động của ruột và làm mềm phân. Vào mùa hè thời tiết nóng bức, trẻ dễ bị thiếu nước có thể khiến bệnh nặng hơn. Bé nên uống đủ nước, tăng cường hoạt động thể chất, vui chơi ngoài trời để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Phụ huynh tập cho trẻ thói quen đi đại tiện mỗi ngày. Trẻ có các biểu hiện như không đi đại tiện trên một tuần, nôn ói nhiều, bụng chướng, phân có máu cần đến bác sĩ khám.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan