Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Các vị trí đau bụng tiết lộ gì về sức khỏe?

Các vị trí đau bụng tiết lộ gì về sức khỏe?

Các vị trí đau bụng tiết lộ gì về sức khỏe?
Đau bụng có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa, viêm túi mật, nhiễm trùng thận, bác sĩ chỉ ra các cách phân biệt cơn đau.

Đau quanh rốn, trên hoặc dưới bụng, cảm giác đầy hơi dẫn đến buồn nôn và chán ăn đều là hiện tượng thường gặp. Chúng chỉ kéo dài một thời điểm nên đôi khi khiến mọi người ngó lơ. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hana Patel, Đại học London, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn viêm ruột thừa hoặc nhiễm trùng thận.

Đau bụng dưới, bên phải

Cơn đau dai dẳng phía bên phải bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo viêm, sưng ruột thừa. Ruột thừa là một túi nhỏ, mỏng, dài từ 5 đến 10 cm, được kết nối với ruột già, nơi hình thành phân. Nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn không biết tác dụng thực sự của nó đối với cơ thể.

Khi một người bị viêm ruột thừa, cơ quan này sưng lên, gây cảm giác đau đớn lan sang các vùng xung quanh. Nếu không được điều trị nhanh chóng, ruột thừa có thể vỡ, đe dọa đến tính mạng, theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS).

"Viêm ruột thừa thường bắt đầu với cơn đau ở giữa bụng, đến rồi đi. Trong vòng vài giờ, cơn đau di chuyển xuống bên phải bụng dưới (vị trí ruột thừa), trở nên liên tục và dữ dội", tiến sĩ Patel nói.

Ho, ấn vào khu vực này, thậm chí đi bộ có thể khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Người bị viêm ruột thừa cũng có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.

Khi có triệu chứng, mọi người cần gọi xe cấp cứu. Nếu để lâu, ruột thừa có thể vỡ, gây nhiễm khuẩn niêm mạc bụng, còn gọi là viêm phúc mạc. Tình trạng làm tổn thương các cơ quan nội tạng, người bệnh bị sốt, nhịp tim nhanh và buồn nôn. Để điều trị, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa và kê đơn kháng sinh.

Đau chính giữa bụng dưới

Theo bác sĩ Patel, nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (UTI) là nguyên nhân phổ biến gây đau phần giữa bụng dưới. Đây là tình trạng nhiễm trùng bàng quang hoặc niệu đạo - ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Bệnh phổ biến và ít nghiêm trọng hơn nhiễm trùng đường tiết niệu trên (tình trạng nhiễm trùng thận và niệu quản).

Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới gây đau phần trung tâm bụng dưới, kèm cảm giác mệt mỏi và đau nhức cơ thể nói chung. Người bệnh cũng có thể cảm thấy khó chịu và đau khi đi tiểu, cần đi tiểu thường xuyên hơn, buồn tiểu tiện đột ngột. Nước tiểu của họ đục, thậm chí có máu. Để điều trị tình trạng này, bác sĩ kê đơn kháng sinh ngắn hạn.
Đau thắt lưng phải

Theo bác sĩ Patel, cơn đau phía bên phải vùng lưng dưới có thể là biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu trên. Bệnh nghiêm trọng nếu không được điều trị, có thể làm hỏng thận hoặc nhiễm trùng máu.

Nhiễm trùng thận hoặc niệu đạo gây sốt, run rẩy và ớn lạnh. Người bệnh cảm thấy buồn nôn, lú lẫn, kích động hoặc bồn chồn. Bệnh đôi khi gây đau cả hai bên lưng.

Nếu gặp các triệu chứng này, bạn cần đến khám bác sĩ khẩn cấp theo khuyến nghị của NHS, vì nhiễm trùng thận không được điều trị có thể gây nhiễm trùng huyết - phản ứng đe dọa tính mạng, dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong.

Chính giữa bụng trên

Cơn đau chính giữa, dưới lồng ngực, ngay trên bụng có thể sinh ra do trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GORD). Theo tiến sĩ Patel, GORD là một tình trạng phổ biến khi axit từ dạ dày rò rỉ lên thực quản, có thể gây hôi miệng, đầy hơi, viêm thực quản, ợ nóng và đau họng khi nuốt.

"Sau Giáng sinh, tôi nhận nhiều bệnh gặp tình trạng này hơn. Có lẽ họ đã ăn uống vô độ và sử dụng nhiều rượu hơn bình thường", tiến sĩ Patel nói.

Thực phẩm giàu chất béo sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn, gây kích ứng thực quản. Theo NHS, tình trạng này trở nên trầm trọng do một số thực phẩm và đồ uống chứa cồn, cay nóng.

Với một số người, cơn đau ở khu vực này chỉ thỉnh thoảng gây khó chịu, song đối với những người khác, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng, kéo dài suốt đời.

Đau quanh rốn

Đau vùng trung tâm bụng, quanh rốn có thể là dấu hiệu nhiễm virus, ngộ độc thực phẩm, dị ứng hoặc không dung nạp lactose. Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), một tình trạng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cũng có thể gặp tình trạng này.

"Các triệu chứng phổ biến là co thắt dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Cơn đau có xu hướng đến và đi theo thời gian, kéo dài hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng", tiến sĩ Patel nói.

Các chuyên gia vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của tình trạng này, có thể do thức ăn đi qua ruột thừa quá nhanh, quá chậm, dây thần kinh trong ruột quá nhạy cảm, căng thẳng và tiền sử gia đình mắc IBS. Hội chứng ruột kích thích có thể kéo dài suốt đời.

Đau bụng trên, bên phải

Đau vùng phía trên, bên phải của bụng, ngay sau xương sườn có thể do sỏi mật gây ra. Túi mật là cơ quan nhỏ nằm bên dưới gan, có nhiệm vụ lưu trữ và cô đặc mật do gan sản xuất, giúp tiêu hóa chất béo.

Sỏi mật hình thành do sự mất cân bằng của thành phần hóa học bên trong túi mật, hoặc dư thừa cholesterol. Bản thân sỏi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nếu chúng chặn một trong các ống mật, người bệnh có thể đau nhói vùng bụng trên bên phải.

"Bệnh nhân bị đau từng cơn, thường ở phần giữa phía trên hoặc phía trên bên phải của bụng, cơn đau lan nhanh phía sau", tiến sĩ Patel cho biết.

Các chuyên gia ước tính cứ 10 người trưởng thành ở Anh thì hơn một người bị sỏi mật. Dù vậy, chỉ số ít phát triển triệu chứng.

Các biểu hiện khác của bệnh là nóng, đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa. Những vấn đề này thường xảy ra vào ban đêm, nửa hoặc một giờ sau ăn, đặc biệt sau ăn thực phẩm nhiều chất béo. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 4 đến 6 giờ, có thể túi mật đã bị viêm.

Để điều trị tình trạng này, các bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh. Đôi khi người bệnh cần thực hiện phẫu thuật.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan