Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Cái chết của một bệnh nhân giúp đưa kỹ thuật mổ nội soi về VN

Cái chết của một bệnh nhân giúp đưa kỹ thuật mổ nội soi về VN

Cái chết của một bệnh nhân giúp đưa kỹ thuật mổ nội soi về VN
5 ngày sau mổ cắt dạ dày, người công nhân bị biến chứng tràn dịch ổ bụng, qua đời. Hình ảnh bé trai 10 tuổi đứng khóc bên thi thể bố cứ ám ảnh phó giáo sư Nguyễn Tấn Cường.

Là người đầu tiên góp công đưa kỹ thuật mổ nội soi về Việt Nam, một đời cầm dao mổ cứu sống hàng chục nghìn người, vị bác sĩ ở tuổi 60 vẫn chưa nguôi ngoai câu chuyện thuở mới ra trường này. Khi ấy biến chứng của loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân khá phổ biến, chưa có thuốc điều trị hữu hiệu nên phải mổ rất nhiều. Trong suốt ca phẫu thuật cắt đoạn dạ dày, một bác sĩ đàn anh đứng xem còn khen bác sĩ Cường “bóc tách đẹp, khâu được mõm tá tràng thủng khó”. Tuy nhiên những biến chứng của ca mổ khiến bác sĩ dù cố gắng khắc phục vẫn không giành lại được sự sống cho bệnh nhân.

“Bao năm qua tôi vẫn tự hỏi không biết cuộc sống của bé trai ấy, vốn mồ côi mẹ, sau khi người bố chết sẽ như thế nào, có được đi học không, ai sẽ nuôi dạy nó thành người. Với kỹ thuật mổ lúc bấy giờ, nếu người khác thực hiện có thể kết quả cũng vậy. Nhưng dù sao tôi cũng là người làm thay đổi và đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của cậu bé”, bác sĩ Cường trăn trở.

Sau ca mổ ấy, đang là trưởng tua trực ở Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Cường xin xuống ngồi phòng khám một tháng để tĩnh tâm. Mày mò nghiên cứu sách vở, ông biết mình sai ở đâu và tìm ra được phương pháp mổ đơn giản, hiệu quả hơn. Điều này càng khiến ông day dứt vì đã không tìm hiểu sớm hơn để cứu được bệnh nhân. Những va vấp sinh tử càng khiến bác sĩ chiêm nghiệm sâu sắc hơn chân lý ngành y: "Tài năng của phẫu thuật viên đôi khi phải được trả giá bằng sinh mạng con người".
Lao vào nghiên cứu học hỏi, vị bác sĩ giành được suất học bổng sang Mỹ vào năm 1991. Thời điểm này kỹ thuật mổ nội soi bắt đầu sơ khai ở Mỹ. Ông may mắn được làm việc với một giáo sư tiên phong trong kỹ thuật mổ nội soi tại Mỹ. Học xong, bác sĩ Cường được một công ty sản xuất dụng cụ nội soi tặng một bộ mang về nước. “Thời đó y tế Việt Nam còn rất khó khăn, ngay cả kim chỉ phẫu thuật cũng thiếu thốn. Chuyện mổ nội soi với máy móc hàng chục nghìn USD là rất xa vời”, bác sĩ Cường nhớ lại.

Về nước với một kỹ thuật hoàn toàn xa lạ, bác sĩ Cường được các giáo sư đầu ngành tạo điều kiện mổ trên động vật để quen thao tác cũng như chứng minh tính an toàn của kỹ thuật này. Sau khi được Hội đồng Giáo sư y khoa nghiệm thu đồng ý, ca mổ nội soi cắt túi mật đầu tiên tại Việt Nam trên một bệnh nhân nữ 63 tuổi được diễn ra ở Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 23/9/1992. Thay vì phải mổ mở, rạch một đường dài 15-20 cm trên thành bụng, bệnh nhân sỏi túi mật được mổ nội soi qua các lỗ trocar vài mm. Ngoài việc vượt xa về tính thẩm mỹ, mổ nội soi giúp bệnh nhân đỡ đau, có thể dậy vận động sớm, thời gian nằm viện ngắn lại, góp phần giảm tải bệnh viện rất lớn.

Điều kiện thiếu thốn, không có clip để kẹp ống túi mật, kẹp mạch máu, bác sĩ Cường phải nghĩ ra cách thắt chỉ ngoài ổ bụng rồi đẩy vào cột trong ổ bụng. Ban đầu mổ phải dùng 4 lỗ trocar, dần dần các bác sĩ tìm cách cải tiến, bỏ bớt chỉ còn 2 hoặc 1 lỗ.

“Máy móc, dụng cụ mới lạ nên những ngày đầu bị sự cố hỏng hóc đều không có chỗ sửa. Nhiều khi các bác sĩ chia nhau lặn lội ra chợ Nhật Tảo tìm kiếm phụ tùng thay thế rồi xoắn tay vào nghĩ cách chữa”, bác sĩ Cường nhớ lại hành trình vất vả thuở sơ khai. Khi ấy, trong lúc các ca mổ hở chỉ 1-2 tiếng thì các ca mổ nội soi kéo dài 5-6 tiếng khiến các điều dưỡng phòng mổ mỗi lần thấy lịch mổ nội soi đều thở dài ngán ngẩm.

Thành công của ca phẫu thuật đã gây được tiếng vang, đi vào lịch sử ngành y Việt Nam. Khoảng 2 năm sau các bệnh viện trong cả nước bắt đầu mua máy và thực hiện mổ nội soi. Êkíp của bác sĩ Cường đã tiếp tục đi đầu triển khai hàng loạt loại phẫu thuật nội soi như cắt đại tràng, cắt gan, cắt lách, cắt tụy, lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi, phẫu thuật nội soi trong cấp cứu chấn thương bụng, nội soi lồng ngực cắt thần kinh tạng để giảm đau, cắt thần kinh giao cảm ngực trị tăng tiết mồ hôi... Năm 1997, ông lại đi Mỹ một năm học về kỹ thuật nội soi mật - tụy ngược dòng. Việc áp dụng kỹ thuật này đã mở ra một bước ngoặt trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường mật - tụy, giúp nhiều bệnh nhân qua cơn thập tử nhất sinh mà ít tốn kém.

Từ năm 1995, bác sĩ Cường và các đồng sự đã mở ra các khóa huấn luyện phẫu thuật nội soi căn bản và nâng cao tại Bệnh viện Chợ rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược, giúp đào tạo hàng trăm phẫu thuật viên mổ nội soi cho các bệnh viện tại TP HCM và các tỉnh phía Nam. Ê kíp này cũng xuống giúp cầm tay chỉ việc, chuyển giao kỹ thuật mổ nội soi cho các bác sĩ tại các bệnh viện tuyến trước.

Trước khi về hưu, vào tháng 10/2012, với cương vị Trưởng khoa ngoại Gan - Mật - Tụy Bệnh viện Chợ Rẫy, phó giáo sư Nguyễn Tấn Cường đã làm trưởng êkíp phối hợp với các phẫu thuật viên Hàn Quốc từ Bệnh viện Asan thực hiện thành công ca ghép gan đầu tiên cho người lớn tại các tỉnh phía Nam. Ca mổ kéo dài gần 15 giờ, thực hiện ghép gan của một người con trai cho mẹ. Ghép gan là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi một êkíp đồng bộ từ chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật viên, gây mê hồi sức, giải phẫu bệnh, kỹ thuật viên phòng mổ, t
Gần 40 năm nếm trải đủ vui buồn trong cái nghề đối diện với sinh tử trường trực, người bác sĩ của nhiều công trình nghiên cứu khoa học được đánh giá cao luôn dặn lòng vững tâm niệm “xông vô cõi chết để tìm cái sống”. Có những ca mổ nguy hiểm, nếu không thành công có thể ảnh hưởng đến uy tín của người mổ nhưng nếu thấy có tia hy vọng cho bệnh nhân, ông sẽ cố gắng tìm giải pháp đến cùng. Trước những gian khó thách thức, dù phải bỏ nhiều công sức đêm ngày nghiên cứu, ông vẫn không nản lòng. Với ông, chỉ khi có trái tim biết nhạy cảm với nỗi đau, mất mát của bệnh nhân, người bác sĩ mới có thể hoàn thành tốt vai trò của mình.

Bậc thầy trong mổ nội soi quan niệm: “Một bác sĩ giỏi biết cách mổ xẻ như thế nào là tốt. Bác sĩ giỏi hơn biết khi nào nên mổ. Bác sĩ giỏi nhất là phải biết khi nào không nên mổ”. Về hưu, ông vẫn tham gia hướng dẫn những ca mổ khó, phụ trách công việc giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện Quốc tế Thành Đô. Song song đó, ông tiếp tục công việc giảng dạy ở Đại học Y dược TP HCM, ngày ngày dành thời gian nghiên cứu tìm tòi chia sẻ truyền nghề cho thế hệ sau. Hai cậu con trai của ông hiện cũng là sinh viên y khoa.

“Mổ xẻ nhiều cái cực nhưng đem đến nhiều cảm giác thú vị. Nhiều đêm cấp cứu giành giật sự sống cho bệnh nhân chảy máu ồ ạt, mổ xong thấy người bệnh huyết áp ổn định, chiến thắng được tử thần. Trong phòng mổ bước ra lúc 4-5 giờ sáng, nhìn lên bầu trời còn trăng sao, hít thở không khí trong lành thấy cuộc đời đáng sống lắm”, người bác sĩ với giọng nói chậm rãi, nụ cười hiền lành trải lòng.iếp liệu thanh trùng... và nhiều máy móc phức tạp, tốn kém.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan