Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Chuyên gia chỉ rõ những sai lầm của phụ huynh và cách ứng phó với dịch sởi

Chuyên gia chỉ rõ những sai lầm của phụ huynh và cách ứng phó với dịch sởi


Chuyên gia chỉ rõ những sai lầm của phụ huynh và cách ứng phó với dịch sởi
(Dân trí) - Chuyên gia bệnh truyền nhiễm chia sẻ, nhiều người quan niệm mắc bệnh sởi phải kiêng ăn, kiêng tắm. Có cha mẹ không cho con tiêm vaccine, với lý do trẻ bị suy dinh dưỡng, sức khỏe yếu sợ tác dụng phụ.
Hàng ngàn ca sốt phát ban, trẻ chích ngừa sởi tăng mạnh
Tại buổi giao lưu, thạc sĩ, bác sĩ Hồ Vĩnh Thắng, Phó Trưởng khoa Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật, Viện Pasteur TPHCM cho biết, từ đầu năm đến nay, Viện ghi nhận gần 1.500 ca sốt phát ban nghi sởi được báo cáo từ các tỉnh khu vực phía Nam. Trong những trường hợp này, số được lấy mẫu là 70%, với tỷ lệ dương tính trên 60%.

Bác sĩ Thắng nhận định, tình hình diễn tiến của sởi ở các tỉnh trong khu vực phía Nam đang tăng dần. Nếu so với năm ngoái, số trường hợp sốt phát ban có tăng. Nhưng so với giai đoạn gần nhất bùng phát dịch sởi (2018-2019) thì con số này giống như mức khởi điểm.

Trong giai đoạn 2020-2023, vì ngành y tế tập trung chống dịch Covid-19, nên việc giám sát tiêm chủng bệnh sởi và các bệnh khác có phần bị giới hạn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra việc thiếu hụt tiêm chủng vaccine sởi tại một số địa phương.

Như ở TPHCM, theo thống kê từ ngành y tế, tỷ lệ tiêm ngừa sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 mới đạt 89%. Còn tỷ lệ tiêm vaccine sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95% (mức bao phủ giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát).


Chuyên gia Viện Pasteur TPHCM nhấn mạnh, bệnh sởi lây lan rất nhanh, với hệ số lên đến 12-18 (tức một cá nhân mắc bệnh sởi có thể truyền virus cho 12-18 người không có miễn dịch ở xung quanh).

Với những trẻ mắc sởi, trong giai đoạn đầu miễn dịch sẽ bị giảm, dễ phát sinh biến chứng viêm phổi và mắc thêm các bệnh khác, cũng như gây suy dinh dưỡng, sức khỏe suy yếu. Tác hại nặng nề nhất của bệnh sởi là dẫn đến tử vong.

"Nếu không được tiêm chủng, trẻ sẽ không có miễn dịch, dễ bị phơi nhiễm và phát sinh bệnh tật", thạc sĩ, bác sĩ Thắng nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM chia sẻ, từ tháng 5, đơn vị ông công tác đã tiếp nhận những trường hợp trẻ nhiễm sởi, và số ca bệnh ngày một tăng. Từ 5-7 ca/ngày giai đoạn đầu, đến nay khoa Nhiễm - Thần kinh của Bệnh viện Nhi đồng 1 một điều trị nội trú hơn 30 ca/ngày, thậm chí có thời điểm hơn 50 cùng nằm viện vì bệnh sởi.

Trong đó, đã có những trẻ viêm phổi, phải thở CPAP, thở máy, thường rơi vào các trường hợp chưa chích ngừa hoặc bị một số bệnh như xơ gan, huyết học... Trong trường hợp viêm phổi nặng, tính mạng của trẻ sẽ bị đe dọa. Bác sĩ Khanh cảnh báo, nếu ngành y tế, cộng đồng và phụ huynh không chủ động phòng chống bệnh sởi cho trẻ, số ca mắc bệnh sẽ còn tăng.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, từ tháng 5 khi có thông tin bệnh sởi xuất hiện trở lại và số ca mắc gia tăng, đơn vị đã tăng cường công tác truyền thông, tư vấn, để người dân biết tại VNVC có đủ vaccine phục vụ.

Trong các ngày 13-15/8, khi báo chí thông tin về việc trẻ nhập viện vì sởi tăng cao, thậm chí đã có các ca tử vong, phụ huynh đã tăng cường đưa trẻ đi tiêm chủng, đặc biệt ở nhóm 9 tháng tuổi. Chỉ trong ít ngày, tỷ lệ trẻ và cả cha mẹ đến VNVC tiêm ngừa sởi đã tăng gấp đôi cùng kỳ những tuần trước.

"Có những trẻ dưới 9 tháng tuổi vẫn mắc sởi. Vì thế, với gia đình có trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng, chúng tôi tư vấn người trong gia đình nên tiêm phòng để bảo vệ chính bản thân lẫn bảo vệ trẻ.

Thời gian làm việc của chúng tôi là 7 ngày trong tuần và làm suốt cả ngày, phụ huynh có thể đến bất cứ lúc nào. VNVC sẵn sàng cùng đồng hành cùng nhà nước tổ chức các chiến dịch tiêm chủng", bác sĩ Chính khẳng định.
"Xảy ra chu kỳ dịch là lỗi của con người"
Vào năm 2014, dịch sởi đã bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Bắc, 5 năm sau (2019) xảy ra ở TPHCM. Đến nay, bệnh lại tái xuất hiện ở khu vực phía Nam. Nhiều khán giả theo dõi tọa đàm thắc mắc, rằng dịch sởi có mang tính chu kỳ hay không. Họ bày tỏ lo ngại, sởi có thể gây ra tổn thất nặng nề về nhân mạng giống nhân trận dịch 10 năm trước.

Phản hồi câu hỏi trên, thạc sĩ, bác sĩ Hồ Vĩnh Thắng cho biết, nói đến khái niệm "chu kỳ" nghĩa là các tác động được lặp đi lặp lại đều đặn theo thời gian. Đối với dịch bệnh, khi đã can thiệp vaccine vẫn có thể tạo ra chu kỳ, nhưng thời gian sẽ dài hơn.

Trước đây, sởi thường bùng phát vào mùa đông xuân hàng năm. Cho đến nay nhờ lợi ích của tiêm vaccine, bệnh sởi không còn xảy ra theo mùa mà sẽ tích lũy dần.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận định, để xảy ra chu kỳ dịch sởi là lỗi của con người. Ông dẫn chứng, dù mục tiêu tiêm chủng bao phủ cần đạt tối thiểu để phòng dịch bùng phát là 95%, nhưng nếu mỗi năm tiêm sót 5-7%, thì sau 5 năm sẽ là con số rất lớn.

Dù vậy theo bác sĩ Khanh, điều may mắn là hiện nay vaccine ngừa sởi ở đâu cũng có. Kế đến, ngành y tế đã có kinh nghiệm chống dịch sởi hiệu quả, được chứng minh trong giai đoạn dịch năm 2018-2019.
Cụ thể, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Sở Y tế TPHCM đã chủ động xây dựng các kịch bản. Trong tình huống xấu nhất, bệnh viện có thể lấy toàn bộ khoa Nhiễm và cả khu vực Hồi sức Nhiễm để điều trị sởi. Song song đó là việc phân bố các ca mắc bệnh truyền nhiễm khác cho các khoa trong viện để phối hợp điều trị.

Đặc biệt, Ban giám đốc Bệnh viện đã yêu cầu tất cả y bác sĩ học về sởi và làm phiếu để sàng lọc sởi cho bệnh nhân. Với trường hợp trẻ chưa tiêm ngừa sởi sẽ được dán phiếu để nhận diện và thông báo tiêm ngừa miễn phí. Nếu trẻ không xuống tiêm tập trung được, y bác sĩ sẽ lên tận giường tiêm. Với trẻ quá nhỏ, trong trường hợp cần thiết, có nguy cơ phơi nhiễm sởi sẽ được truyền kháng thể.

Bên cạnh đó, việc hạn chế lây nhiễm trong bệnh viện rất quan trọng. Trẻ nghi phát ban sẽ được giữ lại khu cách ly, không để di chuyển nhiều. Kế đến, bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối ứng dụng hệ thống Telehealth (khám chữa bệnh từ xa) để chia sẻ kinh nghiệm cho các tỉnh về chống sởi.

Đặc biệt, cách đây một tháng, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã chủ động mua và tiêm vaccine sởi miễn phí cho nhân viên y tế. Sắp tới đây, việc phủ tiêm chủng cho người nhà của bệnh nhi sẽ được tính đến.
"Chỉ cần bảo vệ đối tượng nguy cơ cao, dịch sẽ không gây hậu quả như năm 2014. Một mình ngành y tế không thể làm được. Hy vọng cộng thêm ý thức của người dân trong việc chủng ngừa, chúng ta có thể chặn trận dịch này", Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM bày tỏ.

Trẻ có bệnh nền càng cần ưu tiên tiêm vaccine bảo vệ
Nhiều phụ huynh mong được các chuyên gia hướng dẫn cách bảo vệ con khỏi nguy cơ lây nhiễm sởi, khi trẻ dưới 9 tháng tuổi - là độ tuổi chưa đến thời điểm tiêm vaccine. Có người lại lo ngại con họ chưa đến lịch hẹn tiêm nhắc, chưa đủ mũi tiêm có thể bị dịch bệnh tấn công.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bạch Thị Chính chia sẻ, việc tiêm ngừa bệnh sởi ở trẻ em theo chương trình Tiêm chủng mở rộng là 9 tháng tuổi (mũi 1), 18 tháng tuổi (mũi 2). Nhưng với vaccine sởi dịch vụ, trẻ có thể tiêm ở các mốc 9 tháng tuổi, 12 tháng tuổi, 4-6 tuổi. Đó là lịch thường quy.

Còn khi dịch bệnh xảy ra, chỉ cần mũi lần trước và lần sau cách nhau một tháng là có thể tiêm ngừa. Do đó, dù lịch hẹn còn xa nhưng phụ huynh có thể yên tâm tiêm chủng cho con em, tránh trường hợp trẻ mới tiêm một mũi sẽ thiếu sự bảo vệ khi có dịch.

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết thêm, ai cũng có thể mắc các bệnh truyền nhiễm. Với người lớn, nếu lúc nhỏ chưa tiêm chủng, hoặc đã tiêm nhưng miễn dịch giảm, không biết tiếp xúc nguồn lây như thế nào cũng có thể tiếp tục tiêm. Càng nhiều người được tiêm ngừa thì miễn dịch cộng đồng tăng lên, giúp bệnh sởi không bùng phát ở nhóm chưa được bảo vệ, như trẻ dưới 9 tháng tuổi.
Hiện nay, có tình trạng một số cha mẹ chần chừ chưa tiêm vaccine phòng sởi dù con đã đủ tuổi, với lý do bé có nhiều bệnh, suy dinh dưỡng, sức khỏe yếu nên lo ngại có thể xảy ra tác dụng phụ.

Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Vĩnh Thắng chia sẻ, với trẻ suy dinh dưỡng hay có bệnh nền, khi mắc bệnh sởi, khả năng biến chứng tăng lên. Vì vậy, khi đối tượng này gặp vấn đề về sức khỏe, phụ huynh cần đưa đến bệnh viện sớm để được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và phối hợp tiêm chủng.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận định, nhóm trẻ hay đau ốm, suy dinh dưỡng thường có miễn dịch kém, dễ biến chứng bất lợi khi nhiễm. Do đó, trẻ càng cần được chủ động ngừa bệnh bằng vaccine. Đây là nhóm đối tượng phải bảo vệ cao nhất.

Bác sĩ Khanh cũng chia sẻ, bệnh sởi đã xuất hiện từ lâu, thuở xa xưa thường được gọi là "ban đỏ", "ban đen" hay "ban khỉ", với nhiều cách chữa bệnh dân gian. Trong đó, có quan niệm mắc bệnh sởi phải kiêng ăn, kiêng tắm. Điều này rất sai lầm, vì nhiễm sởi là không cần kiêng gì hết, ngược lại phải ăn nhiều hơn, uống nước đủ, lau mình sạch sẽ, mặc áo thoáng, không trùm kín.

"Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị virus sởi, trẻ có triệu chứng gì phải xử lý nấy. Nếu đã có biến chứng nặng như khó thở, đại tiện ra máu, tai chảy mủ thì phải đi bệnh viện ngay. Đặc biệt, trẻ mắc bệnh sởi cần đến các trạm y tế để uống vitamin A, giúp tăng sức đề kháng, tránh các biến chứng ảnh hưởng tới mắt. Sau khi trẻ khỏi sởi, phụ huynh cần tăng cường dinh dưỡng, tẩm bổ lại cho trẻ, bác sĩ Khanh hướng dẫn.
Đáng chú ý, bác sĩ Hồ Vĩnh Thắng cảnh báo, gần đây khi theo dõi các trang mạng xã hội, ông thấy một vài người có tâm lý anti vaccine. Đây là trào lưu hết sức nguy hiểm, vì các quy định về quyền trẻ em đã nêu rõ, trẻ phải được xã hội chăm sóc, bảo vệ và phòng bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa VNVC cho biết thêm, ngoài vaccine sởi đơn, hệ thống tiêm chủng này còn có thêm vaccine phối hợp ngừa sởi - quai bị - rubella, nhập từ các hãng sản xuất vaccine nước ngoài như Bỉ, Mỹ. Các loại vaccine được bảo quản trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP.

Khi đến những điểm tiêm chủng của VNVC, khách hàng được cung cấp đầy đủ thông tin như tiêm vaccine gì, do quốc gia nào sản xuất, hạn sử dụng... Trẻ sẽ được khám sàng lọc, đồng thời điều dưỡng phải giám sát xem mũi vaccine có đúng đối tượng, đúng liều lượng, thời điểm hay không, và phản ứng sau tiêm như thế nào....

Tất cả các trường hợp tiêm ngừa sởi sẽ được giữ lại nơi tiêm 30 phút, để theo dõi các tác dụng phụ (nếu có), để từ đó xử lý sớm và có thể chuyển vào bệnh viện can thiệp khi cần thiết.

Các chuyên gia khẳng định, không thể nào giải quyết bệnh sởi nếu không có vaccine. Vì thế, việc chích ngừa phải thường xuyên - không có cách nào khác.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan