Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Đi tiểu nhiều có phải bệnh?

Đi tiểu nhiều có phải bệnh?

Đi tiểu nhiều có phải bệnh?
Đi tiểu nhiều lần trong ngày thường xảy ra do lối sống, mang thai, một số loại thuốc, nhưng có thể do các bệnh lý như tiểu đường, nhiễm trùng tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt.

Đi tiểu thường xuyên là cảm giác muốn làm rỗng bàng quang 5-7 lần một ngày, chưa đến hai giờ giữa các lần đi. Tình trạng này khác tiểu nhiều, tức hơn 3 lít nước tiểu mỗi ngày. Tần suất đi tiểu phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm lượng nước uống, mức độ hoạt động, cân nặng, lượng caffeine tiêu thụ, tình trạng bệnh lý mắc phải và các loại thuốc đang dùng.

Lối sống

Chế độ ăn uống và lối sống có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn. Uống nhiều rượu, bia, hay cà phê, trà và nước ngọt có chứa caffeine, hút thuốc lá đều gây kích thích bàng quang, làm tăng sản xuất nước tiểu, tăng nhu cầu đi vệ sinh.

Một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng tương tự, bao gồm thức ăn cay, chocolate, chất làm ngọt nhân tạo, cam quýt và thực phẩm có tính axit cao. Uống nhiều nước, thừa cân, béo phì hoặc ít vận động trong ngày cũng góp phần khiến đi vệ sinh thường xuyên hơn.

Những thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang thai, sau khi sinh con và mãn kinh thường dẫn đến đi tiểu nhiều.

Bệnh lý

Táo bón: Bệnh có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu hoặc các triệu chứng khác ở đường tiết niệu.

Bệnh tiểu đường: Đi vệ sinh thường xuyên hơn là triệu chứng của bệnh tiểu đường và ở một số người đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên.

Bệnh đa xơ cứng: Ảnh hưởng của tình trạng này lên não và tủy sống có thể dẫn đến các triệu chứng ở đường tiết niệu.

Parkinson: Bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây ra các vấn đề về đường tiết niệu.

Một số bệnh lý đường tiết niệu cũng có thể khiến đi vệ sinh thường xuyên hơn như:

Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt phình to có thể chèn ép vào bàng quang, niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể), dẫn đến cảm giác buồn đi tiểu nhiều hơn.

Viêm bàng quang kẽ: Tình trạng này có thể gây đau, khó chịu và đi tiểu nhiều.

Tiểu không tự chủ: Tình trạng rò rỉ nước tiểu khi bàng quang đầy hoặc khi ho, nhảy hoặc hắt hơi.

Sỏi tiết niệu: Các khoáng chất lắng đọng thành sỏi có thể chặn niệu đạo, dẫn đến tắc nghẽn nước tiểu.

Nhiễm trùng tiểu: Đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất do vi khuẩn.
Thuốc

Một số nhóm thuốc là lý do phổ biến khác khiến đi tiểu nhiều gồm thuốc chẹn alpha điều trị tăng huyết áp
thuốc kháng histamine điều trị dị ứng, thuốc chống loạn thần, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm...

Buồn tiểu thường xuyên có thể chỉ xảy ra tạm thời và khác nhau tùy từng ngày. Tuy nhiên, mọi người nên đi khám nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện dấu hiệu như đau lưng, bí tiểu, máu trong nước tiểu, sốt hoặc ớn lạnh, tiểu đêm nhiều lần, đau rát khi đi tiểu hoặc sau khi đi tiểu, đi tiểu hơn 8 lần một ngày.

Nếu nguyên nhân do bệnh lý như táo bón mạn tính, bệnh đa xơ cứng, Parkinson hoặc tiểu đường, bác sĩ có thể điều trị kiểm soát bệnh và hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều.

Nếu do nguyên nhân lối sống, bạn có thể kiểm soát việc đi tiểu thường xuyên tại nhà như kiểm soát lượng nước uống, tránh caffeine, bia rượu, thức ăn cay hoặc các loại thực phẩm, đồ uống gây kích thích bàng quang. Không uống nước trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ. Luyện tập đi vệ sinh theo khoảng thời gian cố định như hai giờ một lần.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan