Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Dị ứng với tinh trùng

Dị ứng với tinh trùng

Dị ứng với tinh trùng
Hà NộiKết hôn hai năm, người phụ nữ 31 tuổi không thể gần gũi chồng, cứ quan hệ tình dục là bị viêm, ngứa.

Đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám, bệnh nhân cho biết bị stress, mất ngủ vì không thể hòa hợp với chồng. Cả hai kết hôn hai năm nhưng chưa có con do không thể quan hệ trọn vẹn.

"Tôi rất yêu chồng nhưng cứ quan hệ là bị ngứa và viêm vùng kín, rất khó chịu", chị nói, thêm rằng tình trạng viêm thường kéo dài vài tuần, ngứa đến mức mất ngủ, bất tiện sinh hoạt, không thể tập trung làm việc. Lâu dần, chị tự ti, ngại gần chồng.

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết nhiều trường hợp khác cũng đến bệnh viện khám bởi tình trạng tương tự. Như người phụ nữ 30 tuổi, ba năm không có con, sau khi quan hệ thường bị viêm, ngứa. Chị còn dị ứng với băng vệ sinh, khi dùng băng thường đau và sưng vùng kín.

Theo bác sĩ, người có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị dị ứng với nhiều tác nhân khác nhau. Trường hợp này, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị dị ứng tinh trùng. Nguyên nhân là tinh dịch chứa nhiều thành phần gồm tinh trùng, các protein, enzyme. Khi tiếp xúc niêm mạc bộ phận sinh dục nữ, các thành phần trong tinh dịch có thể trở thành một dị nguyên gây bệnh ở một số phụ nữ có cơ địa dị ứng. Nhiều người nhầm dị ứng với bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, viêm âm đạo, nhiễm khuẩn.

Bác sĩ tư vấn hai vợ chồng có thể sử dụng bao cao su để giảm tình trạng khó chịu và can thiệp hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) để có con. Tuy nhiên, anh khuyên người vợ nên đến khám thêm ở chuyên khoa sức khỏe tâm thần để giải quyết vấn đề tâm lý, không bị áp lực, stress khi quan hệ.
Theo Cleveland Clinic, dị ứng tinh trùng, còn gọi Seminal Plasma Hypersensitivity (SPH), là tình trạng quá mẫn cảm huyết tương tinh dịch. Đây là một phản ứng dị ứng hiếm gặp với protein có trong tinh dịch. Phản ứng có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào tiếp xúc với tinh dịch, phổ biến nhất là xung quanh vùng kín.

Nghiên cứu cho thấy trên 12% phụ nữ có thể gặp tình trạng này với các triệu chứng khác nhau, từ kích thích, ngứa, đi tiểu rát, chàm, cho đến sốc phản vệ. Đàn ông cũng có thể bị dị ứng với tinh dịch của chính mình, với triệu chứng mệt mỏi, nóng bừng cơ thể, cảm giác giống cúm ngay sau khi xuất tinh.

Dị ứng tinh trùng có thể gây ra các phản ứng tại chỗ sau vài phút hoặc vài giờ kể từ khi tiếp xúc. Triệu chứng như phát ban đỏ, ngứa ở bên trong âm đạo, bên ngoài âm hộ hoặc xung quanh hậu môn. Nhiều trường hợp nổi mề đay, sưng mặt, phù nề cánh tay hoặc chân hoặc nổi mẩn đỏ. Nặng hơn, người bệnh xuất hiện các phản ứng toàn thân, thậm chí sốc phản vệ. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc.

Nếu nghi ngờ mình bị dị ứng tinh dịch, chị em nên cơ sở y tế để yêu cầu xét nghiệm dị ứng da hoặc máu. Phụ nữ không nên quá lo lắng khi mắc bệnh bởi hai vợ chồng vẫn có thể quan hệ và dùng bao cao su để giảm cảm giác khó chịu. Nếu muốn có con, cả hai có thể can thiệp hỗ trợ sinh sản.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan