Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Khi nào cần khám bàn chân tiểu đường?

Khi nào cần khám bàn chân tiểu đường?

Khi nào cần khám bàn chân tiểu đường?
Ba tôi mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn 5 năm, lo biến chứng bàn chân. Ba tôi có cần đi khám thường xuyên không? (Minh Hoàng, 30 tuổi, Đà Nẵng)

Trả lời:

Bàn chân của người bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương, biến chứng. Khi lượng đường trong máu duy trì ở mức cao, các dây thần kinh ở bàn chân có thể tổn thương. Đường huyết cao làm hẹp, tổn thương các mạch máu, cản trở cung cấp oxy và dưỡng chất đến các mô. Người bệnh thường gặp tình trạng mất cảm giác, tê bì hoặc ngứa ran, vết thương nhỏ như phồng rộp, khó lành, dễ nhiễm trùng và tiến triển thành loét.

Ba bạn nên đi khám bàn chân tiểu đường nếu phát hiện các dấu hiệu sau:

Vết thương không lành gồm các vết phồng rộp, vết cắt... không cải thiện sau vài ngày.

Nhiễm trùng da khiến bàn chân đỏ, ấm, đau hoặc sưng tấy.

Dấu hiệu hoại tử khi vết thương chuyển sang màu đen, có mùi hôi - tình trạng nghiêm trọng cần xử lý khẩn cấp.

Vết chai máu là vết chai có máu khô bên trong, cho thấy có tổn thương sâu dưới bề mặt da.
Để phòng ngừa biến chứng này, người bệnh cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày trước khi đi ngủ, có thể dùng gương để soi lòng bàn chân hoặc nhờ người thân hỗ trợ, chú ý vết thương nhỏ, tình trạng da khô, nứt nẻ hay vết chai. Vệ sinh bàn chân bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, sau đó lau khô kỹ, nhất là ở các kẽ ngón chân. Dưỡng ẩm để tránh bị khô, nứt nẻ, nhưng không nên bôi kem vào vùng kẽ ngón chân.

Tránh đi chân trần ngay cả khi ở trong nhà để không bị thương. Chọn giày dép được làm bằng vật liệu tự nhiên, vừa vặn, thoáng khí và mềm mại, không mang giày dép quá chật. Khi cắt móng cần cẩn thận, không để móng quá dài hoặc cắt sát vào khóe, dễ gây tổn thương.

Người bệnh khám bàn chân định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm các vết thương hay biến chứng mà còn được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc. Trong quá trình khám, bác sĩ kiểm tra tình trạng mạch máu, dây thần kinh, cấu trúc bàn chân và đánh giá nguy cơ loét. Nếu phát hiện các vấn đề bất thường, bác sĩ có thể can thiệp sớm tránh biến chứng nặng.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan