Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Mối nguy từ chủng đậu mùa khỉ nguy hiểm nhất

Mối nguy từ chủng đậu mùa khỉ nguy hiểm nhất

Mối nguy từ chủng đậu mùa khỉ nguy hiểm nhất
Chủng virus đậu mùa khỉ vừa xuất hiện ở châu Phi được coi là "nguy hiểm nhất", với khả năng gây chết người và tốc độ lây lan nhanh chóng.

Virus mới được gọi là nhánh Ib, ghi nhận lần đầu ở một vùng xa xôi của Cộng hòa Dân chủ Congo vào tháng 9/2023, lan sang các thị trấn dọc biên giới Rwanda, gần Burundi và Uganda.

Các chuyên gia đang lo ngại nhánh Ib có thể gây ra một đợt bùng phát trên toàn cầu. Dù vậy, họ chưa đưa ra cảnh báo về một đại dịch.

"Câu hỏi về đại dịch rất khó trả lời. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải thực sự cảnh giác từ bây giờ và hành động để ngăn chặn điều này càng nhanh càng tốt trong khu vực", Trudie Lang, giám đốc Mạng lưới Y tế Toàn cầu tại Đại học Oxford, Anh, cho biết trong buổi họp báo ngày 25/6.

John Claude Udahemuka, giảng viên tại Đại học Rwanda, nhận định chủng đậu mùa khỉ mới là loại "nguy hiểm nhất trong các phiên bản virus đã biết", có thể gây sảy thai và mù lòa.

Chủng virus mới lây lan dễ dàng

Đậu mùa khỉ lan truyền qua tiếp xúc gần, đặc biệt là da kề da. Nó có thể gây ra các triệu chứng giống cúm, kèm phát ban đau ngứa phát triển thành mụn nước chứa mủ, tổn thương cuối cùng là đóng vảy.

Các chủng virus trước đây có khả năng lây truyền hạn chế. Chủng clade I thường truyền trong hộ gia đình. Chủng clade IIb đã lan rộng ra toàn cầu, chủ yếu lây qua đường tình dục và ảnh hưởng đến bệnh nhân nam quan hệ đồng giới. Chủng Ib mới lây lan qua cả hai con đường này.

Theo các nhà nghiên cứu, ban đầu, nó lan truyền qua đường tình tình dục, thông qua ngành công nghiệp mại dâm địa phương. Ở giai đoạn sau, virus lưu hành cả trong các hộ gia đình, giữa mẹ và con cái. Thậm chí, có trường hợp lây lan từ người sang người bên ngoài hộ gia đình và không có tiếp xúc tình dục.

Giáo sư Lang nhận định điều này "thực sự đáng lo ngại", vì virus có nhiều khả năng lan truyền trong cộng đồng hơn các chủng trước đó, thậm chí có khả năng lây qua các chuyến bay.

Nhánh I của virus, nơi chủng mới bắt nguồn, cũng có tỷ lệ tử vong cao hơn nhánh II. Theo WHO, một số đợt bùng phát giết chết tới 10% số bệnh nhân, trong khi con số tương tự ở chủng cũ là 1%.
Phần nổi của tảng băng chìm

Leandre Murhula Masirika, điều phối viên y tế tại Congo, cho biết đã xác định khoảng 8.600 ca mắc đậu mùa khỉ tại nước này từ đầu năm đến nay, trong đó 410 ca tử vong.

"Đây là các trường hợp nghiêm trọng phải nhập viện, vì vậy là phần nổi của tảng băng chìm", Lang nói.

Tuần trước, Rosamund Lewis, người đứng đầu nhóm chuyên gia kỹ thuật về bệnh đậu mùa khỉ của WHO cũng lên tiếng cảnh báo về sự cấp thiết của việc xử lý các ca nhiễm ở châu Phi.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ cần hiểu rõ hơn về loại virus này nhằm xác định các biện pháp an toàn và vaccine phù hợp để ngăn ngừa sự lây lan. Theo Murhula Masirika, giới khoa học cần tìm hiểu về huyết thanh học và miễn dịch học để đề xuất vaccine. Trong thời gian chờ đợi, ông muốn triển khai tiêm chủng cho gái mại dâm và nhân viên y tế địa phương với hy vọng giảm thiểu sự lây nhiễm của virus.

WHO cho biết từ 2021-2023, thế giới ghi nhận 92.000 ca nhiễm và 167 trường hợp tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ, chủ yếu liên quan người nam quan hệ tình dục đồng giới và người có nhiều bạn tình.

Các ca nhiễm ban đầu tập trung ở Mỹ và một số nước châu Âu, khiến cơ quan y tế Liên Hợp Quốc phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Tình trạng này đã được gỡ bỏ vào tháng 5/2022.

Việt Nam phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên vào tháng 10/2022. Đến đầu năm nay, Bộ Y tế ghi nhận hơn 68 ca đậu mùa khỉ, 6 người tử vong, phần lớn bệnh nhân tiền sử nhiễm HIV. Từ đó đến nay các địa phương vẫn rải rác ghi nhận người mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan