Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Người mắc sỏi tiết niệu, sỏi thận nên tránh ăn gì?

Người mắc sỏi tiết niệu, sỏi thận nên tránh ăn gì?

Người mắc sỏi tiết niệu, sỏi thận nên tránh ăn gì?
Sỏi niệu sau khi lấy ra khỏi cơ thể có thể xét nghiệm phân chất sỏi để tìm ra các loại tinh thể, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, điều trị hợp lý ngăn tái phát.

Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ người mắc sỏi tiết niệu cao nhất thế giới, bác sĩ Đỗ Anh Toàn, Trưởng Khoa Phẫu thuật Điều trị Sỏi thận chuyên sâu, Bệnh viện Bình Dân, cho biết. Bệnh lý sỏi chiếm khoảng 40-60% số bệnh nhân trong khoa tiết niệu. Ngày nay, bên cạnh phát triển các phương pháp lấy sỏi tiên tiến, ít xâm lấn, xét nghiệm phân chất sỏi là kỹ thuật giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị, phòng ngừa phù hợp.

Kỹ thuật phân chất sỏi tin cậy hiện nay là quang phổ hồng ngoại và nhiễu xạ bột tia X, giá thực hiện khoảng 1,5-2 triệu đồng mỗi mẫu sỏi. Kỹ thuật này không mới nhưng chưa được nhiều nơi thực hiện.

Theo bác sĩ Toàn, sỏi niệu được lấy ra khỏi cơ thể qua can thiệp không xâm lấn, phẫu thuật hoặc lý tưởng nhất là người bệnh tự đi tiểu ra sỏi nhỏ. Các chuyên gia dùng hệ thống máy để tìm ra có những loại tinh thể nào có trong sỏi.

Nếu phát hiện sỏi dạng hợp chất canxi oxalate monohydrate và brushite là những loại sỏi cứng và khó bị tán vỡ bằng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể thì khi cần điều trị tiếp theo, bác sĩ có thể chọn phương pháp khác như nội soi lấy sỏi qua da hoặc nội soi niệu quản - bể thận ngược dòng và dùng laser bắn vỡ sỏi.

Loại sỏi canxi oxalat thường gặp ở 60-70% người mắc sỏi niệu. Người bệnh không nên ăn nhiều các thực phẩm giàu oxalate gồm các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, nho, kiwi, cam, mận; các loại rau củ như rau bina, đậu bắp, củ cải, cà tím, khoai lang, bí, cà chua, cà rốt. Người bệnh cần tránh ăn nhiều các loại đậu, hạnh nhân, hạt điều, đậu phụng, thức uống pha rượu mạnh với hoa quả, nước trái cây (trừ nước chanh) cũng có hàm lượng oxalate cao. Người bị sỏi canxi oxalat có thể dùng các sản phẩm từ sữa, chuối, dưa lưới, xà lách, cải thìa, súp lơ, đu đủ, ớt chuông.

Người bệnh có sỏi canxi oxalat phải bổ sung canxi đầy đủ. Canxi sẽ kết hợp với oxalate trước khi đến thận, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Nếu phát hiện sỏi dạng axit uric là loại sỏi vốn hình thành trong nước tiểu có tính acid thì kiềm hóa nước tiểu có thể hòa tan sỏi này và ngăn ngừa sỏi mới hình thành. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho từng bệnh nhân cụ thể, bao gồm tầm soát luôn các bệnh lý kèm theo. Một số trường hợp phải dùng thuốc để kiềm hóa nước tiểu và cần được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi kỹ, tránh nước tiểu quá kiềm lại tăng tạo loại sỏi khác.

Sỏi axit uric gặp ở 10-20% người mắc sỏi niệu và có nguy cơ tái phát cao. Người bệnh nên giảm dùng các thực phẩm giàu đạm, purin như thịt bò, các loại thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, cá cơm, cá mòi, tôm, tép, nấm, bia...

Sỏi canxi phosphate, sỏi struvite là loại dễ hình thành trong nước tiểu có tính kiềm. Điều này xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường xuyên. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để toan bớt nước tiểu và điều trị các nhiễm khuẩn niệu nếu có.
Sự hiện diện của một số loại tinh thể có thể gợi ý sự tồn tại của một bệnh tiềm ẩn. Ví dụ, sỏi canxi phosphate thường gặp ở người bệnh cường tuyến cận giáp nguyên phát và nhiễm toan ống thận xa. Sỏi struvite hình thành khi có nhiễm trùng đường tiết niệu trên. Sỏi axit uric phổ biến hơn ở những người đái tháo đường, gout, béo phì.

Theo bác sĩ Toàn, hai nhóm nên thực hiện phân chất sỏi là người đã bị sỏi thận và trẻ em bị sỏi thận. Lặp lại phân chất sỏi ở bệnh nhân khi sỏi tái phát mặc dù đã dự phòng bằng thuốc, tái phát sớm sau khi đã điều trị hết sỏi, tái phát muộn sau một thời gian dài không bị sỏi vì thành phần sỏi có thể đã thay đổi.

Phòng ngừa sỏi đường tiết niệu, trong đó có sỏi thận, không quá khó bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường sức khỏe. Sỏi tiết niệu đã được chứng minh là có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, bệnh thận giai đoạn cuối khi thận đã mất hoàn toàn chức năng không thể phục hồi và phải phụ thuộc chạy thận nhân tạo, ghép thận để duy trì sự sống.

Nên uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia đều lượng nước uống trong ngày, uống thức uống pH trung tính (như nước lọc). Ăn nhiều rau và chất xơ, duy trì lượng canxi khoảng 1-1,2 g mỗi ngày. Người bệnh có thể linh hoạt sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi như sữa (200 ml sữa tươi chứa khoảng 240 mg canxi, một hũ sữa chua 125 g chứa khoảng 200 mg canxi),100 g đậu hũ (chứa khoảng 500 mg canxi). Hạn chế dùng muối, sử dụng đạm động vật vừa phải. Tập luyện thể dục, duy trì trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường.

Đặc biệt, chú ý bổ sung canxi, một khoáng chất lâu nay vẫn bị nhiều người sỏi thận "hàm oan" là nguyên nhân gây sỏi. Thực ra người bị sỏi thận cần duy trì chế độ ăn đủ canxi, vì thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ tạo sỏi canxi oxalat.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan