Đông Trùng Hạ Thảo Thiên Nhiên Mắt Đỏ Bhutan
Chuyên Bán Đông Trùng Hạ Thảo Mắt Đỏ Bhutan Tại Hà Nội. Free Ship Toàn Quốc.
Địa chỉ: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 0363857742
Nhiều bạn trẻ phải đổi tên thật để... dễ dàng xin việc hơn
(Dân trí) - Bị các công ty ngó lơ, nhiều người trẻ sống tại Mỹ đã phải đổi tên của mình để tăng cơ hội có việc làm.
Sau khi tốt nghiệp đại học về chuyên ngành bất động sản, Nimash Paranapalliyage đã nộp đơn xin việc đến khoảng 150 công ty nhưng không nhận được kết quả.
"Tôi khá tuyệt vọng và bực bội. Tôi cảm thấy mình có tất cả kỹ năng, trình độ cần thiết để nhận được công việc nhưng kết quả là không công ty nào tuyển dụng tôi", anh cho hay.
Sau vô số đơn xin việc không thành công, anh bắt đầu tìm kiếm phản hồi từ các nhà tuyển dụng về cách anh có thể cải thiện cơ hội của mình.
"Tôi muốn biết đối thủ cạnh tranh của tôi có những gì, chẳng hạn như họ có lợi thế cạnh tranh hơn tôi như thế nào. Tôi cũng muốn biết nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì cụ thể, liệu tôi có đáp ứng đủ không", anh nói thêm.
Chợt nhận thấy tên của mình quá dài với 21 chữ, Nimash Paranapalliyage quyết định đổi tên trong đơn xin việc. Khi rút ngắn tên còn 8 chữ, anh nộp lại đơn xin việc vào các công ty anh từng nộp trước đây. Thật bất ngờ, anh bắt đầu nhận được các cuộc gọi hẹn phỏng vấn.
Chàng trai cho rằng, điều đó thật đáng thất vọng vì anh tin mọi người đều xứng đáng được đối xử công bằng, bất kể xuất thân của họ.
Cô gái người Trung Quốc đã đổi tên từ Xin Yuan thành Sage. Bởi khi còn sử dụng tên cũ, cô bị bạn bè xung quanh và các đơn vị tuyển dụng việc làm tại Mỹ ngó lơ.
Từ khi đổi sang tên tiếng Anh, cô bắt đầu nhận được nhiều lời mời làm việc từ các công ty. Thậm chí, những bức ảnh chia sẻ trên mạng xã hội hay yêu cầu kết bạn qua ứng dụng hẹn hò cũng gia tăng.
"Dù quá trình đổi tên hợp pháp tốn nhiều công sức và tiền bạc, cả gia đình vẫn ủng hộ tôi bởi những thuận lợi mà việc đổi tên mang lại", Sage tiết lộ.
Ilham Musa có bằng thạc sĩ cũng chật vật tìm kiếm việc làm khi gửi tới 10 đơn xin việc mỗi ngày, nhưng không nhận được phản hồi.
Cô cho biết: "Có học vấn cao hơn yêu cầu và đáp ứng tốt các điều kiện khác của công ty đưa ra, tôi vẫn không thể vượt qua vòng đơn đăng ký. Tôi đã thử tham gia các sự kiện kết nối, cố gắng thể hiện bản thân nhưng cũng không được chú ý".
Sau khi thấy bạn bè đều có việc, Ilham Musa đã cân nhắc đến việc đổi tên. Tuy nhiên, sau khi đắn đo, cô quyết định giữ nguyên tên của mình.
"Tôi lo ngại gặp rắc rối trong việc làm giấy tờ, thủ tục. Tên tôi là danh tính của tôi. Tôi sẽ không thay đổi nó vì bất kỳ lý do gì", cô chia sẻ.
Chuyên gia tuyển dụng nhân sự Carmen Garcia nhận định, người trẻ tuổi phải đổi tên trong hồ sơ để tăng khả năng được nhận vào làm việc là điều đáng buồn và khiến họ nản lòng. Đặc biệt, việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người trẻ, khiến họ trở nên tự ti hơn.
Lisa Annese - giám đốc điều hành Hội đồng Đa dạng Úc - cho biết, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy những người thuộc các cộng đồng yếu thế phải đối mặt với rào cản trong việc tiếp cận việc làm.
"Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu không có tên tiếng Anh, bạn dễ bị ngó lơ và từ chối. Đã có dữ liệu thử nghiệm cho thấy rằng, đối với cùng một sơ yếu lý lịch và đơn xin việc, người tên tiếng Anh có nhiều khả năng được tiếp tục phỏng vấn hơn", cô nói.
Không ít ứng viên có năng lực bị kìm hãm sự phát triển bởi phân biệt chủng tộc khiến Lisa Annese thấy buồn và tiếc nuối. Cô cho rằng, các tổ chức cần sự đa dạng để trở nên đổi mới, sáng tạo hơn. Trình độ năng lực và khả năng cống hiến phải là yếu tố được các công ty quan tâm hàng đầu.