Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Phòng bệnh bạch hầu thế nào

Phòng bệnh bạch hầu thế nào

Phòng bệnh bạch hầu thế nào
Tiêm vaccine đầy đủ và nhắc lại theo lịch, khử khuẩn nhà cửa, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc người bệnh là những cách phòng bạch hầu, ngăn bệnh biến chứng.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, khuyến cáo như trên, trong bối cảnh nữ sinh Nghệ An tử vong do bệnh bạch hầu hôm 5/7 và 119 người phải cách ly. Trong đó, bác sĩ Chính lưu ý cần rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ em chưa chủng ngừa hoặc tiêm chưa đủ mũi.

Bạch hầu đã có vaccine phòng ngừa, tiêm chủng cho trẻ ngay từ 2 tháng tuổi. Vaccine có hiệu lực bảo vệ đến 97% khi được tiêm đủ phác đồ, bao gồm mũi nhắc lại.

Trẻ dưới hai tuổi cần tuân thủ lịch tiêm chủng cơ bản, gồm chủng ngừa vào lúc 2, 3, 4 và 18 tháng tuổi. Hai mũi tiêm nhắc thực hiện khi 4-7 tuổi và 9-15 tuổi. Nếu thiếu các mũi này, nguy cơ mắc bệnh bạch hầu khi trẻ lớn sẽ tăng cao.

Người lớn cũng cần rà soát và tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu mỗi 10 năm sau mũi tiêm cuối cùng từ 9-15 tuổi, để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhóm khác cần tiêm chủng là thai phụ để truyền kháng thể đến thai nhi, giúp bảo vệ trẻ sau khi chào đời. Thai phụ cần tiêm một mũi bạch hầu - ho gà - uốn ván trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ.
Mùa hè, nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng tăng cao, các gia đình nên rà soát số mũi tiêm và chủng ngừa bổ sung càng sớm càng tốt. "Không nên đợi khi có dịch bệnh mới tiêm chủng do mất hai tuần cơ thể mới sinh ra kháng thể", bác sĩ Chính nói.

Bên cạnh đó, bác sĩ Chính khuyên mọi người giữ nhà cửa, nơi làm việc, học tập sạch sẽ, thông thoáng. Căn phòng nên có ánh sáng mặt trời và được khử khuẩn thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn bám trên bề mặt, đồ chơi. Các biện pháp phòng bệnh khác như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người có biểu hiện bệnh.

Nhà ở, đồ dùng của người bệnh phải được sát khuẩn kỹ càng. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine theo chỉ định, yêu cầu của cơ quan y tế.

Bạch hầu được phân loại là "bệnh truyền nhiễm nhóm B" - có khả năng lây truyền nhanh, gây dịch và tỷ lệ tử vong cao. Người mắc phải cách ly, không được che giấu tình trạng bệnh. Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, chủ yếu ở người chưa được tiêm nhắc hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng.

Bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng từ người bệnh hoặc người mang vi khuẩn. Đường lây khác là tiếp xúc gián tiếp với đồ chơi, vật dụng có chất bài tiết chứa vi khuẩn. Mầm bệnh có thể sống trong nước uống, sữa tươi đến 20 ngày nên đây cũng có thể là nguồn lây truyền bệnh, theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Thời gian ủ bệnh 2-5 ngày, cơ thể chưa có triệu chứng. Sau đó, người bệnh sẽ sốt nhẹ, đau họng, khó chịu, sổ mũi có thể lẫn máu; khám họng có thể thấy họng hơi đỏ, amidan có điểm trắng mờ... Ở giai đoạn toàn phát, bệnh biểu hiện rõ ràng với các triệu chứng điển hình như sốt cao, nuốt đau, da xanh tái; khám họng thấy giả mạc lan tràn ở một bên hoặc hai bên amidan, có thể lan trùm cả lưỡi gà lẫn màn hầu.

Theo bác sĩ Chính, bệnh bạch hầu có thể điều trị khỏi và giảm nguy cơ biến chứng nếu phát hiện, chữa trị kịp thời bằng kháng độc tố bạch hầu cùng kháng sinh đặc hiệu. Tỷ lệ tử vong dao động khoảng 5-10%, chủ yếu do các biến chứng nặng nề ở hệ tim mạch và thần kinh.

Riêng thể tối cấp (bạch hầu ác tính), bệnh diễn biến cực kỳ nhanh, có thể gây tử vong chỉ trong vòng 24-48 giờ mặc dù được điều trị tích cực. Biểu hiện của thể này bao gồm sốt cao, mạch nhanh, tụt huyết áp, suy tim mạch, da xanh tái và xuất huyết dưới da.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan