Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Phương pháp điều trị ngón tay cò súng

Phương pháp điều trị ngón tay cò súng

Phương pháp điều trị ngón tay cò súng
Tùy mức độ ảnh hưởng chất lượng sống, thời gian xuất hiện, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc uống hoặc tiêm, nẹp, phẫu thuật chữa ngón tay cò súng.

Ngón tay cò súng (ngón tay bật) là tình trạng ngón tay của người bệnh bị kẹt ở tư thế gập, khó có thể tự duỗi ra bình thường. Nguyên nhân là do bao gân ngón tay bị viêm và dày lên, làm cho gân không thể vận động linh hoạt, mắc kẹt.

ThS.BS.CKI Lê Văn Minh Tuệ, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ngón tay cò súng là bệnh lý phổ biến và không thể tự khỏi. Nhiều người bệnh thường điều trị chậm trễ, bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày.
Tùy vào giai đoạn bệnh, bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Người bệnh có thể mang nẹp vào ban đêm theo hướng dẫn của bác sĩ để cố định ngón tay bị ảnh hưởng, song chỉ nên tối đa trong 6 tuần, giúp thư giãn các gân cơ. Một số bài tập nhẹ nhàng được thực hiện thường xuyên cũng có tác dụng duy trì khả năng vận động của ngón tay. Nếu các triệu chứng tiến triển nặng hoặc các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể can thiệp bằng những cách dưới đây.

Tiêm steroid vào gần hoặc vỏ bao gân: Phương pháp này giúp giảm viêm nhanh chóng, thường được áp dụng phổ biến và có hiệu quả trong khoảng một năm.

Can thiệp qua da: Người bệnh được gây tê tại chỗ, sau đó bác sĩ đưa kim vào vùng mô gần gân bị ảnh hưởng nhằm phá vỡ tình trạng co thắt. Các thao tác được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm, đảm bảo không làm tổn thương gân hoặc các dây thần kinh lân cận.

Phẫu thuật: Thông qua vết rạch nhỏ gần gốc ngón tay bị ảnh hưởng, bác sĩ cắt bỏ phần bị co thắt tại vỏ bao gân. Hậu phẫu, người bệnh có thể di chuyển ngón tay ngay lập tức. Nếu không xuất hiện bất thường và người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ, ngón tay có thể cử động bình thường sau khoảng hai tuần.
Bác sĩ Tuệ cho biết ngón tay cò súng có thể xuất hiện ở bất kỳ ngón nào trên bàn tay. Tuy nhiên, người lớn thường kẹt ở ngón giữa, trong khi trẻ em bị ở ngón cái. Các triệu chứng thường gặp gồm ngón tay bị cứng, kẹt ở tư thế gập, nhất là vào buổi sáng, cần có sự trợ giúp mới có thể kéo thẳng hoặc đột ngột bật thẳng ra.

Người bệnh có thể đau trên vùng gân ở vị trí ngón tay cò súng, nặng hơn khi vận động, đôi khi kèm sưng. Nếu không được điều trị kịp thời, theo thời gian, bệnh tiến triển nặng, khi ngón tay bật ra sẽ đau nhiều hơn và có thể kèm theo tiếng "tách". Đau nhức hoặc sưng tấy trong lòng bàn tay, tại gốc ngón tay bị tật... Người có những dấu hiệu cảnh báo này nên đi khám để được điều trị đúng cách, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan