Hotline:24/7(Zalo call): 036 385 7742(Mr Hải) 

1-0x400 2-0x400 4-0x400 5-0x400 11 2 3-0x400 4 5
Trang chủ»Tin tức»Rủi ro khi mang đa thai thụ tinh ống nghiệm

Rủi ro khi mang đa thai thụ tinh ống nghiệm

Rủi ro khi mang đa thai thụ tinh ống nghiệm
Chuyển nhiều phôi khi thụ tinh ống nghiệm để mang đa thai dễ gặp biến chứng truyền máu song thai, sảy thai, sinh non, tăng nguy cơ sinh mổ.

"Nhiều người sai lầm khi quan niệm đẻ một thể, đẻ một lần cho xong, hiếm muộn đậu thai đôi là phước báu", Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết hôm 24/5, thêm rằng một thai phát triển khỏe mạnh, an toàn hơn nhiều thai.

Trong quá trình điều trị vô sinh bằng thụ tinh ống nghiệm (IVF) cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, PGS Lê Hoàng thường xuyên nhận được những lời đề nghị "chuyển nhiều phôi vào tử cung". Họ muốn "làm một được 2, 3" do mệt mỏi sau nhiều năm IVF thất bại, hoặc thiếu thời gian, lo chi phí tốn kém, sợ thất bại ở lần kế tiếp.

Theo PGS Lê Hoàng, tỷ lệ mang đa thai khi thụ tinh ống nghiệm khoảng 20-30%, phần lớn là thai đôi, cao hơn nhiều lần so với thụ thai tự nhiên (chỉ 2%). Bác sĩ thường tư vấn giảm thai, tốt nhất giữ một thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Tuy nhiên nhiều gia đình chọn giữ thai đôi bất chấp nguy cơ.

Mang đa thai không tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi vì theo sinh lý tự nhiên, tử cung nuôi dưỡng một bào thai là tốt nhất. Lúc này, người mẹ tăng nguy cơ thiếu máu, tăng huyết áp, tiểu đường, vỡ tử cung, nhau cài răng lược, phải mổ lấy thai, băng huyết, thậm chí tử vong. Thai nhi có nguy cơ biến chứng truyền máu song thai, sẩy thai, sinh non, chậm tăng trưởng, dây nhau quấn cổ...

Nguy cơ sinh non ở trường hợp này rất cao. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, 85% phụ nữ mang đa thai sinh non trước 32 tuần. Thai nhi sinh non nguy cơ nhẹ cân, gia tăng vấn đề về hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết não, vàng da và bệnh lý võng mạc.
Như chị Lan, 36 tuổi, mang thai đôi, tới Bệnh viện Tâm Anh vì tái mắc truyền máu song thai ở tuần thai 27. Thai nhi cho máu bị giảm thể tích tuần hoàn, dẫn tới tình trạng thiểu niệu, thiểu ối và chậm tăng trưởng. Thai nhận đa niệu, bàng quang căng to, đa ối, phù nề, suy tim do tăng thể tích tuần hoàn quá mức. Bác sĩ cùng gia đình quyết định phẫu thuật giữ một thai để tăng cơ hội sống, an toàn cho thai nhi, hạn chế gánh nặng chi phí.

Ở tuần 27, nước ối không còn trong khiến tầm quan sát của bác sĩ phẫu thuật hạn chế. Cử động thai nhi dễ gây che lấp phẫu trường, mạch máu khá lớn tăng nguy cơ chảy máu. May mắn ca mổ thành công, người mẹ giữ được một thai phát triển trong tử cung.

Trường hợp khác là chị San, 35 tuổi, chuyển hai phôi đậu song thai sau 7 năm hiếm muộn. Tuần thai 18, chị mắc tiểu đường thai kỳ, tụt cổ tử cung nguy cơ sảy thai, rỉ ối phải nằm tại Bệnh viện Tâm Anh giữ thai. Một thai nhi có dấu hiệu chậm tăng trưởng, thai phụ tiền sản giật, phải mổ lấy thai ở tuần 29. Hai bé sinh non suy hô hấp, nằm khoa Sơ sinh chăm sóc và điều trị tích cực, chi phí điều trị tốn kém.

Tương tự, chị Hồng, 37 tuổi, hiếm muộn 8 năm, thụ tinh ống nghiệm, bác sĩ khuyên giữ một thai nhưng chị nhất định giữ tất cả. Tuần thứ 16, thai phụ ra huyết âm đạo ồ ạt, huyết áp tụt nhanh, tình trạng nguy cấp vì mất nhiều máu. Gia đình phải lựa chọn chấm dứt thai kỳ để cầm máu, bảo tồn tử cung và tính mạng cho người mẹ.

Theo PGS Lê Hoàng, trước đây, khi kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm còn hạn chế, nhiều cặp vợ chồng xin chuyển 2-3 phôi vào tử cung để tăng tỷ lệ thành công. Ngày nay, nhờ các kỹ thuật hiện đại, tỷ lệ thành công khi chuyển một phôi vào tử cung cao hơn chuyển nhiều phôi.
Tại Bệnh viện Tâm Anh, bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn đều được tư vấn chỉ chuyển một phôi tốt, đảm bảo thai kỳ an toàn, sinh con khỏe mạnh. Phôi được nuôi cấy trong tủ Timelapse với các yếu tố môi trường ổn định như buồng tử cung của người mẹ, theo dõi liên tục sự phân chia của phôi. Các kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn... giúp chuyển phôi có chất lượng tốt nhất chuyển vào buồng tử cung, tăng tỷ lệ đậu thai.

Tỷ lệ thành công trung bình đạt 71,5%, tương đương chuyển nhiều phôi nhưng tránh được nguy cơ đa thai, tỷ lệ đa thai chỉ dưới 10%.

Bác sĩ Lê Hoàng khuyến cáo phụ nữ nên chủ động phòng tránh đa thai bằng cách giảm số phôi cấy vào tử cung. Các cặp vợ chồng hiếm muộn cũng nên chọn trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín để được tư vấn và hỗ trợ sinh con khỏe mạnh. Phụ nữ mang song thai cần khám thai theo lịch hẹn để phát hiện sớm các bất thường.

Liên hệ

Địa Chỉ công ty Tại Bhutan: Norzin Lam 676, Thimphu, Bhutan

Đại diện tại Hà Nội: 61 Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội
Hotlines 24/7: 0363857742 (Viber và Zalo)
Email: dongtrunghathaobhutan123@gmail.com
Website: https://dongtrunghathaomatdobhutan.com

Bản đồ

Thiết Kế Bởi Công Ty Web Hoàng Gia Bhutan