Tại sao chỉ ăn cơm vẫn tăng mỡ máu?
Tôi hạn chế thức ăn chiên xào, thịt mỡ, chỉ ăn cơm vì nghĩ không có chất béo. Tại sao xét nghiệm vẫn cho thấy mỡ máu cao? (Hòa Bình, Đồng Nai)
Trả lời:
Mỡ máu cao (rối loạn lipid máu) thường do ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, thịt đỏ hay thức ăn chiên xào. Tiêu thụ nhiều tinh bột, thức ăn nhanh có thể làm tăng cholesterol và triglyceride trong máu. Yếu tố di truyền, quá trình lão hóa có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Thiếu vận động cũng làm giảm khả năng tiêu thụ năng lượng, khiến mỡ dễ tích tụ.
Cơm là nguồn tinh bột, chứa chủ yếu là carbohydrate. Khi ăn cơm, cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành glucose để cung cấp năng lượng. Lượng glucose này không được sử dụng hết sẽ chuyển hóa thành chất béo, tích trữ trong cơ thể, dẫn đến tăng triglyceride - một trong các chỉ số mỡ máu. Tăng mức tiêu thụ carbohydrate, nhất là từ các thực phẩm tinh chế như cơm trắng, có thể làm tăng triglyceride, dễ rối loạn lipid máu.
Để kiểm soát mỡ máu cao, bạn cần kết hợp nhiều biện pháp, chứ không chỉ điều chỉnh lượng cơm ăn hàng ngày. Trước hết, bạn nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế tinh bột tinh chế như cơm trắng và tăng cường chất xơ từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, cùng protein từ cá hoặc đậu, hạt. Trung bình mỗi ngày, cơ thể cần hấp thụ 45-65% calo từ carbohydrate, tức khoảng 275 g với chế độ ăn 2.000 calo, nhưng lượng này có thể thay đổi theo nhu cầu.
Bạn nên tập thể dục đều đặn, duy trì ít nhất 150 phút vận động mỗi tuần để giảm cân, cải thiện chuyển hóa chất béo. Theo dõi mỡ máu định kỳ là cần thiết, nhất là người có tiền sử mỡ máu cao.
Bổ sung tinh chất như GDL-5 từ phấn mía Nam Mỹ có thể giảm cholesterol toàn phần, điều hòa mỡ máu và tránh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nếu tình trạng mỡ máu quá cao, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc hạ mỡ để kiểm soát. Người bệnh nên dùng thuốc, tái khám theo chỉ định của bác sĩ.