Bạch Kỳ Nam Việt Nam
Chuyên Bán Kỳ Nam Trầm Hương Việt Nam Tại Hà Nội
Tel: 0363857742
Uống nhiều nước ngọt có tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Uống nhiều nước ngọt có tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch? Tôi sử dụng đồ uống này như thế nào thì an toàn vào dịp Tết? (Ngọc Lý, 28 tuổi)
Trả lời:
Đồ uống có đường phổ biến bao gồm nước ngọt, nước ép trái cây, nước uống thể thao, nước tăng lực, cà phê, trà đường... Trung bình, người lớn nạp khoảng 145 calo mỗi ngày từ những đồ uống này. Nước ngọt có ga chứa nhiều đường, các chất tạo màu, tạo chua, tạo ga, ngược lại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hầu như không có.
Uống nước ngọt có thể làm tăng lượng đường, insulin trong máu, từ đó tăng cảm giác thèm ăn, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao dẫn đến bệnh đái tháo đường, kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid máu làm tăng cholesterol xấu (LDL-c), tạo mảng xơ vữa trong lòng mạch. Lúc này các mạch máu bị tổn thương, thu hẹp.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hiệp hội Tim Mạch Mỹ (Circulation) đã phân tích dữ liệu từ hơn 118.000 chuyên gia y tế trong khoảng thời gian hơn ba thập kỷ. Kết quả cho thấy người càng tiêu thụ nhiều đồ uống có đường thì nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân càng cao, nhất là với bệnh tim mạch. So với người hiếm khi sử dụng, những người uống từ hai ly nước ngọt trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hoặc đột quỵ cao hơn khoảng 1/3.
Theo khuyến cáo, lượng đường bổ sung nên ít hơn 10% tổng lượng calo mà một người tiêu thụ mỗi ngày. Với người tiêu thụ 2.000 calo mỗi ngày, lượng đường dung nạp không quá 200 calo. Một lon soda trung bình chứa 150 calo, tương đương 75% lượng đường có thể sử dụng trong ngày của một người.
Hương vị thơm ngon của loại nước này được nhiều người yêu thích, thường xuyên uống, nhất là trẻ em. Nhiều người cảm thấy uống một lon nước ngọt trong bữa ăn tăng cảm giác ngon miệng hơn. Trong những ngày lễ, Tết, những người không dùng rượu, bia thì nước ngọt lại là lựa chọn ưu tiên.
Uống quá nhiều nước ngọt, kết hợp với chế độ ăn uống không cân đối, lịch sinh hoạt bị thay đổi trong những ngày Tết tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trẻ em uống nước ngọt hằng ngày dễ dẫn đến lười ăn, bỏ bữa chính.
Bạn nên hạn chế uống nước ngọt hoặc những đồ uống có chứa nhiều đường, đồng thời kiểm soát lượng đồ uống này ở trẻ. Nên ưu tiên nước lọc, nước ép trái cây không đường hoặc sữa, thức uống yến mạch, sữa đậu nành hoặc sữa hạt, cacao, trà không thêm đường.